Khang Nữ Đan http://khangnudan.vn Giảm đau bụng kinh- Điều hòa kinh nguyệt Sat, 10 Dec 2022 02:32:11 +0700 vi hourly 1 Tại sao con gái dễ bị đau xương khớp trong kì kinh nguyệt? http://khangnudan.vn/dau-xuong-khop-ki-kinh-nguyet-3078/ http://khangnudan.vn/dau-xuong-khop-ki-kinh-nguyet-3078/#respond Thu, 14 Jan 2021 02:00:22 +0000 http://khangnudan.vn/?p=3078 Mọi người đều thỉnh thoảng bị đau nhức xương khớp, như một chút đau ở vai, một chút vặn vẹo ở đầu gối,… Tuy nhiền nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ gặp tình trạng này thường xuyên hơn, đặc biệt là trong thời kì kinh nguyệt. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng […]

The post Tại sao con gái dễ bị đau xương khớp trong kì kinh nguyệt? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Tại sao con gái dễ bị đau xương khớp trong kì kinh nguyệt?

Mọi người đều thỉnh thoảng bị đau nhức xương khớp, như một chút đau ở vai, một chút vặn vẹo ở đầu gối,… Tuy nhiền nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ gặp tình trạng này thường xuyên hơn, đặc biệt là trong thời kì kinh nguyệt. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đau xương khớp và chu kì kinh

Khi bước vào kì kinh, bạn có khả năng đối mặt với muôn vàn loại đau đớn, như đau bụng kinh, đau tức ngực, đau đầu,… Và trong số này, có một loại đau cũng xảy ra rất thường xuyên, đó là đau nhức xương khớp. Bạn có thể bị đau bất kì khớp nào trên cơ thể khi kì kinh tới, nhưng thường gặp nhất là đau nhức khớp cột sống ở phần lưng dưới, khớp gối hoặc cảm giác nhức mỏi khắp cơ thể.

Khi bị đau nhức xương khớp, bạn có thể cảm thấy khó chịu về mặt thể chất ở nơi hai hoặc nhiều xương tiếp xúc với nhau tạo thành khớp. Mức độ đau có thể từ nhẹ tới nặng.

Tại sao nữ giới bị đau xương khớp trong kì kinh?

Nguyên nhân khiến nữ giới bị đau nhức xương khớp trong kì kinh không phải là những nguyên nhân riêng lẻ, mà là tập hợp một loạt các nguyên nhân. Bao gồm:

Thay đổi nồng độ hormone

Một chuyên gia về đau, Tarvez Tucker (thuộc Phòng khám Đau tại Trung tâm Y tế Đại học Kentucky, ở Lexington) cho biết:

Chu kì kinh nguyệt đặc trưng bởi sự thay đổi nồng độ tuyệt đối và tương đối của các hormone thuộc trục Buồng trứng – Tuyến yên – Vùng dưới đồi. Trong đó, sự thay đổi nồng độ estrogen được coi là nguyên nhân chính khiến nữ giới dễ bị đau nhức xương khớp khi bước vào kì kinh.

Theo đó, trong suốt cả chu kì kinh, estrogen tăng dần và giữ mức cao ổn định. Khi estrogen ở mức cao, nó bảo vệ cơ thể chống lại các cơn đau, viêm nói chung và có những tác động bảo vệ trực tiếp lên hệ thống xương khớp (như duy trì sự hình thành xương, sụn khớp; là chất điều hòa nội tiết tố chính của quá trình chuyển hóa xương,…). Tuy nhiên, ngay trước ngày hành kinh, nồng estrogen lại suy giảm mạnh, khiến vai trò bảo vệ này không còn được diễn ra nữa, điều này khiến cho nhiều nữ giới gặp phải các cơn đau nhức.

Nếu bạn đã có tiền sử bị các bệnh viêm khớp tự miễn từ trước (như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, đau cơ xơ hoám,…) thì bước vào những ngày hành kinh, bạn có thể thấy các triệu chứng bệnh dường như trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, hormone sinh sản estrogen còn được nghi ngờ là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tự miễn dịch ở phụ nữ trong những năm sinh đẻ. Bởi nó có khả năng làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.

Tại sao con gái dễ bị đau xương khớp trong kì kinh nguyệt?
Biểu đồ về sự thay đổi nồng độ hormone esrtogen trong chu kì kinh

Ngoài estrogen, các hormone khác cũng được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc gây đau nhức cơ và khớp ở phụ nữ. Các hormone này gồm:

Prostaglandin. Hormone này được giải phóng từ tử cung và gia tăng khi bạn bắt đầu hành kinh. Nó có nhiệm vụ tạo ra các cơn co thắt ở tử cung để tống kinh nguyệt ra ngoài. Tuy nhiên, nếu nồng độ hormone này tăng lên quá cao, vượt mức cần thiết, nó có thể khuếch tán ra khỏi tử cung, hòa vào máu và đi tới các khu vực khác. Khi đi tới các vùng lân cận, nhiều phụ nữ bắt đầu gặp các cơn đau kinh nguyệt, như đau bụng kinh, đau lưng dưới, đau các khớp xung quanh,…

Sự gia tăng nồng độ prostaglandin trong mô nội mạc tử cung khi bắt đầu hành kinh có thể góp phần làm xuất huyết kinh nguyệt nhiều . Sự gia tăng nồng độ prostaglandin trong mô nội mạc tử cung khi bắt đầu hành kinh có thể góp phần làm xuất huyết kinh nguyệt nhiều .

Magiê. Khi nồng độ estrogen giảm xuống, thì mức độ (hoặc độ hiệu quả) của một số khoáng chất trong cơ thể cũng có thể thay đổi theo. Trong đó, estrogen có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ và sử dụng magiê hiệu quả. Trong điều kiện bình thường, magiê có tác dụng chống viêm, chống có rút cơ, giúp cơ bắp khỏe mạnh, phòng chống loãng xương. Khi esrtogen suy giảm, nồng độ magiê trong cơ thể cũng giảm theo và có thể gây ra tình trạng co rút cơ, khiến nhiều nữ giới bị đau nhức khớp, xương.

Các chất trung gian gây viêm khác. Khi estrogen, prostaglandin và magiê thay đổi nồng độ, nó cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều chất trung gian gây viêm, đặc biệt là protein phản ứng C (CRP). Đây là một chất do gan sản xuất để phản ứng với tình trạng viêm. Khi các hormone trong cơ thể suy giảm, nồng độ CRP có thể tăng lên và góp phần gây ra một số triệu chứng đau nhức trong khi hành kinh, bao gồm đau lưng, khớp và cơ.

Tại sao con gái dễ bị đau xương khớp trong kì kinh nguyệt?
Sự thay đổi nồng độ của các hormone trong chu kì kinh nguyệt là một trong các nguyên nhân khiến nữ giới bị đau nhức xương khớp khi hành kinh (Ảnh minh họa)

Phụ nữ nhạy cảm với nỗi đau hơn nam giới

Thay đổi nồng độ hormone chỉ là một phần trong bức tranh nguyên nhân khiến nữ giới bị đau nhức trong chu kì kinh nguyệt. Trong nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng, endorphin – một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn ở nam giới so với nữ giới. Điều này khiến phụ nữ nhạy cảm với nỗi đau và dễ bị đau hơn nam giới.

Một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bang Louisiana, ở Shreveport cho biết: Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, phụ nữ tiết ra ít dopamine (một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng gửi thông điệp giữa các tế bào thần kinh) hơn nam giới. Nếu không có đủ dopamine, endorphin không thể hoạt động hiệu quả. Endorphin viết tắt từ endogenous morphine, nghĩa là “morphin nội sinh”, đây là một chất giúp một người đối phó với căng thẳng và giảm cảm giác đau.

Ngoài ra, sự khác biệt về cấu trúc ở phụ nữ cũng góp phần gây ra một số loại đau khớp. Ví dụ, phụ nữ dễ bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho hay: Phụ nữ có xu hướng mềm dẻo hơn nam giới do sự lỏng lẻo ở các khớp xương. Tuy nhiên, điều này lại làm tăng nguy cơ khiến xương cọ xát vào nhau và gây ra đau khớp.

Phụ nữ phản ứng với thuốc giảm đau khác nam giới

Phụ nữ phản ứng với một số loại thuốc giảm đau khác với nam giới. Nguyên nhân của điều này là do:

  • Sự dao động hormone có thể làm giảm lượng thuốc lưu thông trong máu, dẫn đến thuốc bị giảm hiệu quả.
  • Hệ thống tiêu hóa của phụ nữ chậm hơn nam giới, khiến một số loại thuốc giảm đau mất nhiều thời gian hơn để qua đường tiêu hóa và tới được nơi chúng cần.

Và ngay trước khi tới kì kinh, độ nhạy cảm với cơn đau của nữ giới sẽ tăng lên, cộng thêm với hai điều trên, nếu họ dùng thuốc không đủ liều thì rất dễ bị đau khớp hoặc đau khớp trầm trọng hơn khi kì kinh tới.

Tại sao con gái dễ bị đau xương khớp trong kì kinh nguyệt?
Phụ nữ phản ứng với một số loại thuốc giảm đau khác với nam giới và khi kì kinh tới họ lại tăng nhạy cảm với cơn đau. Vì thế nếu không dùng thuốc đủ liều họ có thể bị đau khớp hoặc đau khớp trầm trọng hơn (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để giảm đau khớp trong kì kinh?

Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp khi kì kinh tới, hãy chuẩn bị trước để đối phó với cơn đau, điều này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn và giảm đi phần nào sự khó chịu, mệt mỏi trong những ngày “rớt dâu”. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Cách giảm đau khớp trong kì kinh

Chườm nóng hoặc lạnh. Cả chườm lạnh và nóng đều có thể giúp giảm đau khớp. Bạn có thể thử cả hai cách để xem cách nào phù hợp với mình hoặc có thể thực hiện xen kẽ giữa hai cách trên. Để thực hiện liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh tại nhà, dưới đây là một số cách:

  • Chườm nóng: Sử dụng túi chườm nóng (có thể mua tại các cửa hàng); cho hạt đậu, gạo hoặc lúa mạch chưa nấu vào một chiếc tất cũ rồi quay trong lò vi sóng khoảng 1-2 phút, sau đó mang ra chườm lên vùng khớp bị đau (lưu ý: cần kiểm tra túi đậu trước khi chườm để tránh việc chúng quá nóng và gây ra bỏng);…
  • Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh; lấy đá cho vào một chiếc túi rồi bọc qua một chiếc khăn, sau đó túm lại và chườm vào vùng khớp bị đau (lưu ý: không chườm trực tiếp đá lên da để tránh bỏng lạnh).

Mặc dù đây chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng nhiệt có thể giúp giảm đau trong nhiều trường hợp. Chườm nóng giúp các mạch máu tại chỗ giãn ra, đưa nhiều chất dinh dưỡng đến khớp hơn, giúp giãn cơ khóp. Chườm lạnh thì có tác dụng ngược lại, giúp co mạch, giảm sưng viêm. Ngoài ra, khi thực hiện việc chườm nóng hoặc lạnh, các thụ thể nhiệt sẽ được kích hoạt, làm gián đoạn tạm thời các thụ thể gây đau.

Tại sao con gái dễ bị đau xương khớp trong kì kinh nguyệt?
Cả chườm lạnh và nóng đều có thể giúp giảm đau khớp trong kì kinh (Ảnh minh họa)

Nghỉ ngơi. Nếu như trước kì kinh, bạn được khuyến khích tập thể dục thể thao đều đặn. Thì bước vào kì kinh, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và đối xử nhẹ nhàng với bản thân. Điều này không chỉ cho thời gian để các khớp được nghỉ ngơi, thư giãn mà nó còn giúp bạn giảm nhiều chứng đau khác.

Sử dụng thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau giúp giảm đau khớp trong kì kinh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này và tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng. Bởi nếu lạm dụng các loại thuốc giảm đau khớp, bạn có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Chẳng hạn các vấn đề về dạ dày (đau, táo bón, tiêu chảy, loét), gan, mật.

Thực hiện đúng theo kế hoạch điều trị. Nếu bạn đang mắc các bệnh xương khớp. Hãy tuân thủ đúng theo kế hoạch điều trị, ngay cả khi kì kinh đang tới. Điều này giúp bệnh được kiểm soát tốt và hạn chế các triệu chứng trở nên tồi tệ khi kì kinh đến.

Thực hiện theo một chế độ ăn uống giàu magiê. Như ta đã nói ở trên, thiếu hụt magie có thể thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể – là nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm rất tốt, bởi chúng có chứa các chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho xương khớp.

Bạn hãy cố gắng uống đủ nước, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ (nhiều rau lá xanh, hạt, các loạiquả hạch, đậu), các loại thực phẩm giàu magiê, omega-3. Ăn ít chất béo động vật, thực phẩm chế biến, carbohydrate tinh chế, đường, caffein và rượu.

☛ Xem thêm: Đau nhức xương khớp nên ăn gì?

Tại sao con gái dễ bị đau xương khớp trong kì kinh nguyệt?
Bạn hãy cố gắng uống đủ nước, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, các loại thực phẩm giàu magiê, omega-3 để giảm đau khớp (Ảnh minh họa)

Kế hoạch giảm đau khớp lâu dài

Dành thời gian để tập thể dục. Tập thể dục thể thao đều đặn giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp (để nâng đỡ hệ thống xương khớp tốt hơn), tăng tính linh hoạt của khớp, gân và dây chằng, đẩy các độc tố ra khỏi khớp nhờ tăng cường tuần hoàn máu tới khớp. Từ đó giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp.

Ngoài ra, nó còn giúp bạn chống lại mệt mỏi, tăng cường tinh thần, tăng mức độ chất hóa học endorphin (là một trong các nguyên nhân khiến các cơn đau trở nên tồi tệ hơn).

Vì thế, bạn hãy lựa chọn bất kì bộ môn nào mà mình yêu thích rồi tập luyện thường xuyên nhé. Hãy cố gắng biến việc tập luyện thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Về lâu dài, điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn, không chỉ riêng xương khớp.

Ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống không thể chữa khỏi đau khớp, nhưng việc ăn uống cung cấp cho cơ thể những “nguyên liệu” cần thiết để đối phó với cơn đau và bệnh tật tốt hơn. Việc bạn ăn uống như thế nào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn như vậy.

Vì thế, ngay từ thời còn trẻ, bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, cân bằng dinh dưỡng.

Tóm lược

Nữ giới thường bị đau nhức xương khớp khi bước vào kì kinh. Nguyên nhân của vấn đề này là do một loạt các sự kiện cùng diễn ra, mà tiêu biểu nhất là do sự dao động của các hormone trong chu kì kinh nguyệt.

Để hạn chế và giảm đau khớp trong những ngày “rớt dâu”, bạn nên có một kế hoạch theo dõi lâu dài và thực hiện một số mẹo để giảm đau khi kì kinh tới như đã gợi ý ở trên nhé.

Theo: https://baovexuongkhop.vn/

The post Tại sao con gái dễ bị đau xương khớp trong kì kinh nguyệt? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/dau-xuong-khop-ki-kinh-nguyet-3078/feed/ 0
Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không? http://khangnudan.vn/dau-bung-kinh-co-anh-huong-den-sinh-san-khong-2992/ http://khangnudan.vn/dau-bung-kinh-co-anh-huong-den-sinh-san-khong-2992/#respond Tue, 26 May 2020 09:44:33 +0000 http://khangnudan.vn/?p=2992 Chào bác sĩ, Em năm nay 23 tuổi. Vài tháng gần đây em thấy bị đau bụng nhiều hơn mỗi khi đến tháng. Bên cạnh đó chu kỳ kinh nguyệt của em xuất hiện vòng kinh không đều, tháng đến sớm những có tháng lại đến muộn. Vậy bác sĩ cho em đau bụng kinh […]

The post Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Chào bác sĩ,

Em năm nay 23 tuổi. Vài tháng gần đây em thấy bị đau bụng nhiều hơn mỗi khi đến tháng. Bên cạnh đó chu kỳ kinh nguyệt của em xuất hiện vòng kinh không đều, tháng đến sớm những có tháng lại đến muộn. Vậy bác sĩ cho em đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không? Chu kỳ kinh của em không đều có phải do đau bụng kinh gây ra hay không?

(Nguyễn Thị Ngọc, Tây Ninh)


Trả lời:

Chào bạn Ngọc, lời đầu thư khangnudan.vn cảm ơn bạn đã dành thời gian gửi câu hỏi đến mục Giải đáp của chúng tôi. Với câu hỏi “đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không? Chu kỳ kinh không đều có phải do đau bụng kinh gây ra hay không?” của bạn Ngọc, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Tìm hiểu cơn đau bụng kinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh là hiện tượng phụ nữ có cảm giác bị đau âm ỉ vùng bụng dưới khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau bụng kinh thường đau nhiều trong khoảng 3 ngày đầu tiên và sau đó mức độ đau bụng sẽ giảm dần tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa từng phụ nữ.

Đau bụng kinh có thể xuất hiện lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, hoặc có thể xuất hiện không đều, có tháng bị đau bụng có tháng không đau.

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản phụ nữ?

Cơn đau bụng kinh chia ra làm 2 dạng thường gặp là:

  • Đau bụng kinh nguyên phát (đau bụng kinh sinh lý)
  • Đau bụng kinh thứ phát (đau bụng kinh do các bệnh lý gây ra).

Tùy thuộc vào từng loại đau bụng kinh mà sẽ có những nguyên nhân gây đau bụng kinh khác nhau như: đau bụng kinh do sự tiết quá nhiều hormone prostaglandin (PG) – loại hormone cảm nhận đau và quá trình viêm, do dị tật tử cung bẩm sinh, do lực co thắt của cơ tử cung khi tống máu kinh ra ngoài hoặc do các bệnh lý phụ khoa…

Xem chi tiết: Đau bụng kinh nguyệt và những điều chị em nên biết

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Thông thường khi chu kỳ kinh nguyệt làm xuất hiện, cơ tử cung sẽ co thắt đẩy lớp niêm mạc tử cung bị bong (và có lẫn máu) ra bên ngoài từ đó làm xuất hiện các cơn đau bụng kinh âm ỉ. Đây là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ (đau bụng kinh sinh lý).

Thế nhưng, thực tế cũng có nhiều trường hợp phụ nữ bị đau bụng kinh do nguyên nhân là các bệnh lý vùng chậu, bệnh lý phụ khoa… từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe nói chung.

Một số loại bệnh lý khiến mức độ đau bụng kinh nặng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ thường gặp:

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Hình ảnh vị trí u xơ tử cung và u nang buồng trứng (minh họa)

U xơ tử cung

U xơ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi đã có gia đình (khoảng 30 -45 tuổi), và chiếm khoảng 30% trong tổng số bệnh phụ khoa nữ giới. U xơ tử cung là những khối u lành tính, được tìm thấy bên trong hoặc bên ngoài thành tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể phát triển và tác động làm biến dạng khung hình của tử cung khiến vòi trứng bị tắc hoặc bán tắc, từ đó gây hiện tượng trứng khó thụ tinh, chậm có thai hoặc vô sinh.

Đối với phụ nữ mắc u xơ tử cung trong quá trình mang thai có thể sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như: sảy thai, sinh non…

U nang buồng trứng

Là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng (nhưng có kích thước nhỏ hơn so với u xơ tử cung) là các u nang buồng trứng. Các khối nang này nếu hình thành ở những vị trí quan trọng như ống dẫn trứng, buồng trứng… sẽ làm cản trở quá trình phát triển trứng, rụng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc khó thụ thai, hiếm muộn, vô sinh…

Bệnh u nang buồng trứng cũng là một loại bệnh thường gặp và chiếm khoảng 3,6% trong số các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, đây là căn bệnh ít nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng, việc điều trị bệnh không gặp nhiều khó khăn.

Viêm vùng chậu (PID)

Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) là nguyên nhân chính gây viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu thường xuất hiện ở các vị trí: viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, khiến việc mang thai trở nên khó khăn hoặc dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung (trường hợp thai nhi phát triển ống dẫn trứng).

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng các mô ở trong lòng tử cung có xu hướng phát triển ra bên ngoài tử cung (thường phát triển ra ống dẫn trứng). Mặc dù đang phát triển “lạc chỗ” nhưng các mô này vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường – khi đến chu kỳ kinh nguyệt, chúng vẫn bong tróc và lẫn kèm theo với máu thoát ra bên ngoài. Điều này làm cho người bệnh thường bị đau bụng tiền kinh nguyệt trong thời gian dài, khi đến chu kỳ kinh nguyệt thì bị đau bụng kinh dữ dội bất thường.

Lạc nội nội mạc tử cung có tỉ lệ gây vô sinh tới khoảng gần 50% ở người bệnh và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng kinh dữ dội bất thường ở phụ nữ

Lạc tuyến nội mạc tử cung

Cũng là sự “đi lạc chỗ” của các mô tử cung, nhưng trong trường hợp này, các tế bào của niêm mạc tử cung sẽ phát triển bên trong thành tử cung thay vì trên các cơ quan sinh sản khác. Người bệnh bị lạc tuyến nội mạc tử cung thường có biểu hiện đau bụng dữ dội, chu kỳ kinh kéo dài, chảy máu nhiều hơn bình thường trong những ngày hành kinh.

Với trường hợp của bạn Ngọc, bạn có nói thời gian gần đây bị đau bụng nhiều hơn mỗi khi đến tháng. Nhưng bạn không nêu chi tiết cơn đau bụng kinh và hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều của bạn xảy ở mức độ nào? thời gian bao nhiêu lâu? nên chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận chính xác giúp bạn.

Trong trường hợp theo dõi thấy các dấu hiệu đau bụng kinh bất thường không thuyên giảm trong 3 tháng (thậm chí có mức độ trầm trọng hơn), chu kỳ kinh vẫn có những rối loạn, mong bạn Ngọc sớm sắp xếp thời gian, chủ động đến thăm khám phụ khoa tại các cơ sở uy tín để kiểm tra sức khỏe sinh sản cũng như sớm phát hiện, điều trị các bệnh lý nếu có.

Có thể Ngọc sẽ cần:

Với thắc mắc “”đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không? Chu kỳ kinh không đều có phải do đau bụng kinh gây ra hay không?” của bạn Ngọc, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng đưa đến bạn được những thông tin hữu ích.

Chúc bạn sớm lấy lại sức khỏe ổn định, hạnh phúc và bình an!

The post Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/dau-bung-kinh-co-anh-huong-den-sinh-san-khong-2992/feed/ 0
5 Điều chị em tuyệt đối cần tránh trong kỳ ” đèn đỏ” http://khangnudan.vn/5-dieu-chi-em-tuyet-doi-can-tranh-trong-ky-den-do-1660/ http://khangnudan.vn/5-dieu-chi-em-tuyet-doi-can-tranh-trong-ky-den-do-1660/#respond Thu, 05 Jul 2018 01:03:58 +0000 http://khangnudan.vn/?p=1660 Cứ mỗi tháng một lần, chu kì ấy lại đến và nó khiến cho các chị em chịu bao nỗi phiền toái. Đây là khoảng thời gian khá nhạy cảm bởi vậy việc chăm sóc cơ thể đúng cách sẽ giúp cho bạn khỏe mạnh hơn và tâm trạng cũng thoải mái hơn nhiều.Vì vậy […]

The post 5 Điều chị em tuyệt đối cần tránh trong kỳ ” đèn đỏ” appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Cứ mỗi tháng một lần, chu kì ấy lại đến và nó khiến cho các chị em chịu bao nỗi phiền toái. Đây là khoảng thời gian khá nhạy cảm bởi vậy việc chăm sóc cơ thể đúng cách sẽ giúp cho bạn khỏe mạnh hơn và tâm trạng cũng thoải mái hơn nhiều.Vì vậy hãy “ điểm mặt chỉ tên” những điều dưới đây để tránh trong những ngày bị nguyệt san bạn nhé!

Quá vô tư thoải mái khi ăn uống

Chính là thế! Đôi khi, những món chiên nướng béo ngậy và giòn đã lấn át khiến cảm xúc không chịu nghe lời. Và cứ thế bạn nạp chúng vào người từ đồ nóng, nước đá lạnh, đồ có ga. Đây là những thủ phạm khiến cho da bạn nổi mụn nhiều hơn. Đồng thời những loại thức ăn được bỏ thêm gia vị mặn quá đà sẽ khiến cho muối tích tụ bên trong cơ thể gây ra chứng đau đầu mệt mỏi, tâm trạng thì lên xuống thất thường.

Bạn cũng nên loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống là những loại đồ uống có nhiều cafein, bia rượu, hay việc hút thuốc lá nhé.

5 Điều chị em tuyệt đối cần tránh trong kỳ đèn đỏ

Làm việc gắng sức

Hãy cho mình quãng thời gian thư giãn hơn trong thời điểm này. Đừng bắt ép bản thân với bao bộn bề công việc. Bạn chỉ cần làm vừa sức thôi, cố gắng điều hòa các kế hoạch trước mắt để cảm thấy dễ thở hơn.

Bạn làm việc nặng hay áp lực tâm lý mạnh có thể khiến cho bụng càng đau hơn. Lượng máu mất đi quá nhiều có thể khiến sắc mặt tím tái, trắng bệnh và nguy hiểm hơn là ngất xỉu vì tụt huyết áp đấy nhé.

Kiêng tắm hay tắm quá lâu

Kiêng tắm là một điều kì lạ nhất nếu cô gái nào có ý định này vào những ngày bị kinh nguyệt. Trước hết, tắm là điều rất cần thiết giúp làm sạch cơ thể đặc biệt là vùng kín. Tránh cho việc vi khuẩn có thể sinh sôi và gây ra những loại bệnh viêm nhiễm cho cơ thể. Thế nhưng, tắm quá lâu cũng không nên. Bạn chỉ nên tắm khoảng 5 phút là đủ, hãy massage cơ thể nhẹ nhàng với những loại xà bông tắm thiên nhiên lành tính dịu nhẹ để cơ thể được thực sự relax.

5 Điều chị em tuyệt đối cần tránh trong kỳ đèn đỏ

Ngoài ra, khi làm sạch vùng kín, chúng ta chỉ nên xối nước từ trên xuống và sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp để tránh bị nhiễm khuẩn. Không nên thụt rửa sâu.

Mặc đồ bó sát

Đây lại là một sai lầm đáng tiếc nữa. Nhiều người lo sợ việc để quần áo lỏng lẻo rộng thùng thình có thể khiến cho kinh nguyệt tràn ra ngoài. Bạn ám ảnh về việc lỡ như có một đồng nghiệp nào đó nhìn thấy quần của bạn trong tình trạng loang lổ. Vậy là bạn hết sức mặc những chiếc quàn chip ôm sát lấy băng vệ sinh. Quần bò, quần dài cũng phải ôm chăt. Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là điều nên làm.

Những loại quần áo bó quá chặt có thể tạo thêm áp lực lên vùng kín kéo theo tình trạng mao mạch bị chèn ép sung lên và làm bụng dưới chướng căng. Hơn nữa bó sát làm da khó khăn trong việc bài tiết mồ hôi, vi khuẩn và bụi bẩn sẽ tụ lại trên bề mặt nang lông gây ra viêm lỗ chân lông. Lâu dần những nốt viêm  chân lông đó có thể loang rộng cả chân khiến bạn sẽ không còn đủ tự tin để diện một chiếc váy ngắn nữa đâu nhé!

Hãy mặc những đồ thoải mái để vùng kín được thở. Nếu lo ngại về việc tràn băng vệ sinh bạn gái nên chọn lựa những loại siêu thấm hút, có cánh hoặc kích thước dài hơn để thoải mái vận động.

5 Điều chị em tuyệt đối cần tránh trong kỳ đèn đỏ

Lười thay băng vệ sinh

Điều này có thể dễ gặp với nhiều phụ nữ ở cuối chu kỳ kinh nguyệt. Những ngày đầu tiên, có thể bạn thấy lượng máu ra nhiều và luôn thay thường xuyên. Thế nhưng vào những ngày cuối, lượng máu chỉ ra lấm chấm vài giọt và vì tiết kiệm băng vệ sinh bạn chẳng muốn chạy qua chạy lại nữa. Nhưng không, luôn thay băng vệ sinh từ 3 -4h/ lần kể cả khi bạn không bị ra giọt máu nào cả. Vì bên trong vẫn luôn có nhiều vi khuẩn sinh sôi, bạn để lâu nó càng gây mùi và làm viêm vùng kín khiến chúng  ta ngứa ngáy khó chịu.

Hơn nữa, nhiều bạn quá lạm dụng băng vệ sinh hằng ngày cũng không hề tốt đâu nhé.

The post 5 Điều chị em tuyệt đối cần tránh trong kỳ ” đèn đỏ” appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/5-dieu-chi-em-tuyet-doi-can-tranh-trong-ky-den-do-1660/feed/ 0
Đốm máu giữa chu kỳ là máu kinh nguyệt hay máu báo thai? http://khangnudan.vn/dom-mau-giua-chu-ky-la-mau-kinh-nguyet-hay-mau-bao-thai-1645/ http://khangnudan.vn/dom-mau-giua-chu-ky-la-mau-kinh-nguyet-hay-mau-bao-thai-1645/#respond Thu, 19 Apr 2018 06:38:53 +0000 http://khangnudan.vn/?p=1645 Đốm máu là hiện tượng tương đối phổ biến khi mang thai: Cứ 4 phụ nữ mang thai thì có 1 người phát hiện ra đốm máu trong tam cá nguyệt thứ nhất, và đây là một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu, hay là dấu hiệu có thai sớm. Xem thêm: Bà […]

The post Đốm máu giữa chu kỳ là máu kinh nguyệt hay máu báo thai? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Đốm máu là hiện tượng tương đối phổ biến khi mang thai: Cứ 4 phụ nữ mang thai thì có 1 người phát hiện ra đốm máu trong tam cá nguyệt thứ nhất, và đây là một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu, hay là dấu hiệu có thai sớm.

Đốm máu giữa chu kỳ là máu kinh nguyệt hay máu báo thai?

Xem thêm:

Việc chảy máu này có thể là do khi trứng được thụ tinh và bám vào trong lớp mỡ giàu chất đạm trong tử cung, gây ra việc chảy máu, vì lớp mỡ này có rất nhiều máu. Quá trình này bắt đầu chỉ sáu ngày sau khi thụ tinh. Sự chảy máu do cấy ghép này rất nhẹ nhàng, chỉ là một chút đốm máu rải rác trong một hoặc hai ngày.

Tuy nhiên, điều này cũng không cố gì là bất thường khi việc ra máu này đánh dấu một chu kỳ kinh mới. Cách tốt nhất biết chính xác bạn có đang mang thai hay không là làm các xét nghiệm chẩn đoán thai tại nhà hoặc bệnh viện.

Các xét nghiệm chẩn đoán thai sẽ kiểm tra sự hiện diện của hóc môn thai kỳ hCG, một hoóc môn mà cơ thể bạn bắt đầu sản xuất sau khi trứng được thụ tinh. Xét nghiệm bằng que thử thai tại nhà có thể phát hiện ra một lượng rất nhỏ hCG, vì vậy nếu bạn đang mang thai, bạn có thể có kết quả dương tính sau khoảng 10 ngày khi trứng đã thụ tinh.

Để có kết quả kiểm tra thai chính xác nhất, hãy làm theo các hướng kiểm tra cẩn thận. Nếu bạn nhận được kết quả âm tính – không có thai, nhưng khoảng thời gian từ lúc quan hệ đến khi thử thai chưa đến một tuần, hãy lặp lại xét nghiệm hoặc đến gặp bác sĩ để thử máu.

Đốm máu giữa chu kỳ là máu kinh nguyệt hay máu báo thai?

Trong khi chờ đợi, nếu bạn tiếp tục phát hiện chảy máu hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau vùng chậu hoặc đau bụng, chóng mặt, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Bạn có thể cần kiểm tra để đảm bảo rằng bạn không có thai ngoài tử cung. Điều này xảy ra khi trứng thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung, thường ở ống dẫn trứng. (Bạn có thể có thai ngoài tử cung ngay cả khi kết quả thử thai là âm tính – không có thai)

Chảy máu hoặc chuột rút ở bụng cũng có thể là dấu hiệu của sẩy thai sắp xảy ra. Nhưng trong một số trường hợp, việc chảy máu này không tìm được lý do rõ ràng trong tam cá nguyệt thứ nhất, và thai kỳ vẫn được tiếp tục bình thường.

Nhưng dù lý do gì đi nữa, bạn nên gọi bác sĩ khi thấy bất kỳ trường hợp chảy máu bất thường nào, đặc biệt nếu bạn nghĩ mình đang mang thai.

The post Đốm máu giữa chu kỳ là máu kinh nguyệt hay máu báo thai? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/dom-mau-giua-chu-ky-la-mau-kinh-nguyet-hay-mau-bao-thai-1645/feed/ 0
Kinh nguyệt, ra máu bất thường có phải bị ung thư không? http://khangnudan.vn/kinh-nguyet-ra-mau-bat-thuong-co-phai-bi-ung-thu-khong-1601/ http://khangnudan.vn/kinh-nguyet-ra-mau-bat-thuong-co-phai-bi-ung-thu-khong-1601/#respond Thu, 04 Jan 2018 01:23:35 +0000 http://khangnudan.vn/?p=1601 Em năm nay 23 tuổi, Em mới có con được 22 tháng, khi sinh xong bác sĩ bảo em là ” tử cung lộ tuyến”. Con 14-15 tháng em mới có kinh trở lại, sau đó em thấy kinh ra không đều, nên nghĩ kinh chưa ổn định đến vài tháng sau thì rõ ràng […]

The post Kinh nguyệt, ra máu bất thường có phải bị ung thư không? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Em năm nay 23 tuổi, Em mới có con được 22 tháng, khi sinh xong bác sĩ bảo em là ” tử cung lộ tuyến”. Con 14-15 tháng em mới có kinh trở lại, sau đó em thấy kinh ra không đều, nên nghĩ kinh chưa ổn định đến vài tháng sau thì rõ ràng là dù không đến ngày mà em vẫn ra máu, có máu tươi, rồi cả những cục máu đông, em hay mệt mỏi, dễ cáu ( em nghĩ là do công việc và chăm con quá nhiều thôi), rồi dần dần em mỏi lưng như khi đến tháng, nhất là khi phải làm nhiều việc nặng. Rồi em thấy mình ra nhiều khí hư loãng, màu vàng như nước tiểu, hơi dính khi khô, có cả khí hư xanh, và máu thì thỉnh thoảng vẫn ra ko theo quy củ nào. Em rất lo lắng, không biết mình có bị mắc ung thư cổ tử cung không? Xin bác sĩ cho em lời khuyên.

Em xin cảm ơn

Kinh nguyệt, ra máu bất thường có phải bị ung thư không?

Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Chuyên gia tư vấn trên web: Baoy.vn . Câu hỏi của bạn các chuyên gia trả lời như sau:

Những hiện tượng theo như bạn kể, đó là những dấu hiệu khá nguy hiểm, chúng tôi không không chắc bạn mắc ung thư cổ tử cung, nhưng chắc chắn bạn đá mắc bệnh về phụ khoa, bệnh viêm nhiễm bên trong phụ khoa nào đó.

Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín gần nhất để các bác sĩ chuyên môn kiểm tra và xét nghiệm cho bạn như thế nào nhé.

Còn bạn có thể tham khảo các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung như sau:

Dấu hiệu nguy hiểm nhận biết ung thư cổ tử cung

Chảy máu âm đạo bất thường:

Hiện tượng chảy máu bất thường này có thể là dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm mới bắt đầu. Chị em phụ nữ nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín kiểm tra để biết nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Dịch âm đạo bất thường:

Nếu chị em thấy mình có khí hư, dịch bất thường chảy nhiều khó chịu có thể màu trắng, xanh như mủ và có mùi khó chịu chị em nên để ý. Biểu hiện bất thường này thường là lượng huyết tắng ngày càng nhiều, có thể thay đổi chuyển sang dạng mủ xanh đó là hiện tượng của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.

Đau khi giao hợp:

Hiện tượng đau hoặc chảy máu khi giao hợp là hiện tượng vẫn có thể xảy ra ở phụ nữ nên nhiều phụ nữ bỏ qua dấu hiệu nguy hiểm này, nghĩ nó là hiện tượng bình thường. Vì đây có thể là dấu hiệu bệnh từ bộ phận âm đạo trong đó có cổ tử cung.

Kinh nguyệt nhiều bất thường và ngày kinh kéo dài:

Các tế bào ung thư gây kích thích cổ tử cung, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và rụng trứng. Đồng thời, sự cân bằng hormon cũng bị thay đổi có thể kinh nguyệt của bạn nhiều hơn, những ngày kinh kéo dài hơn. Hoặc đột ngột mất kinh, đột ngột có kinh, máu kinh có thể màu đen sẫm, những dấu hiệu này tuyệt đối chị em không được bỏ qua.

Đi tiểu liên tục:

BSJoshua Cohen nói: Đi tiểu thường xuyên hoặc cảm giác như bạn luôn muốn đi là những triệu chứng liên quan đến căn bệnh này.

Giảm cân không rõ nguyên nhân:

Khi đột nhiên bạn giảm cân nhanh chóng mà không có chế độ ăn uống kiêng khem hoặc cố tình giảm cân, ban cần tìm hiểu xem nguyên nhân do đâu bạn giảm cân đột ngột  như vậy.

Liên tục mệt mỏi:

TS Anderson cho biết, ung thư cổ tử cung cũng là một nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, kém linh hoạt và lười vận động và nó có thể đi kèm với những dấu hiệu khác.

Đau vùng chậu:

Trường hợp này có thể hình thành nên viêm mô liên kết cổ tử cung mãn tính, khi dây chằng chính cổ tử cung mở rộng, triệu chứng đau sẽ nhiều hơn. Mỗi khi tiếp xúc vào cổ tử cung thì sẽ thấy đau dấy lên vùng hố chậu, thắt lưng, thậm chí có một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn có hiện tượng buồn nôn.

Khó chịu khi đi tiểu:

Vấn đề tiểu tiện khác lạ: rò rỉ nước tiểu, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện khi hắt hơi, ho hoặc vận động mạnh, nước tiểu bỗng nhiên rỉ ra. Hoặc trầm trong hơn, bạn có đi tiểu ra lẫn máu, đi tiểu thất buốt rát. Nếu bạn gặp tình trạng này rất có thể bạn mắc ung thư cổ tử cung bước sang giai đoạn nặng hơn, tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác

Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung từ sớm để bảo vệ sức khỏe của mình, đó là biện pháp đầu tiên và hữ hiệu nhất trong các phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Ở Hà nội chị em có thể tiêm phòng ở cơ sở uy tín nào?

Ở hà nội, chị em có thể ra những viện lớn như bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, bệnh viện phụ sản Hà Nội để được tiêm phòng ung thư cổ tử cung theo yêu cầu. Ngoài ra chị em nên khám phụ khoa định kì, làm các xét nghiệm Pap  Để phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn và không quan hệ với nhiều bạn tình.

Trên đây là những kiến thức cần biết về ung thư cổ tử cung.  Nếu cần tư vấn và biết thêm thông tin gì về bệnh, các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 1232 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Bảo Y sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

The post Kinh nguyệt, ra máu bất thường có phải bị ung thư không? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/kinh-nguyet-ra-mau-bat-thuong-co-phai-bi-ung-thu-khong-1601/feed/ 0
Những biểu hiện kì kinh nguyệt http://khangnudan.vn/nhung-bieu-hien-ki-kinh-nguyet-1533/ http://khangnudan.vn/nhung-bieu-hien-ki-kinh-nguyet-1533/#respond Fri, 21 Oct 2016 09:25:48 +0000 http://khangnudan.vn/?p=1533 Kì kinh nguyệt là hiện tượng sinh lí hoàn toàn bình thường của cơ thể, nhưng với các em gái tuổi mới dậy thì thì hiện tượng này lại mang theo nhiều rắc rối, phiền toái Kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt xảy ra khi trúng ở nữ giới không gặp được tinh trùng, cơ […]

The post Những biểu hiện kì kinh nguyệt appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Kì kinh nguyệt là hiện tượng sinh lí hoàn toàn bình thường của cơ thể, nhưng với các em gái tuổi mới dậy thì thì hiện tượng này lại mang theo nhiều rắc rối, phiền toái

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt xảy ra khi trúng ở nữ giới không gặp được tinh trùng, cơ thể nữ giới sẽ có phản ứng đẩy trứng này ra khỏi cơ thể. Trứng bong ra ngoài kèm theo lớp niêm mạc tử cung, máu và một số chất dịch khác được gọi là máu kinh.

Hiện tượng kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì khi các em gái khoảng 11 tới 13 tuổi, nhưng tùy theo môi trường sống khác nhau cơ thể e gái có thể xuất hiện kì kinh nguyệt sớm hoặc muộn hơn một vài năm mà không ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản sau này của các em.

Cơ thể nữ bước bào giai đoạn trưởng thành, các noãn trứng bắt đầu có hiện tượng chín và rụng. Khi trứng sắp chín và rụng, cơ thể nữ dưới sự điều chỉnh của estrogen và progesterol giúp làm dày thành nội mạc tử cung để chuẩn bị cho trứng rụng và tạo môi trường nếu trứng được thụ tinh có thể làm tổ hình thành phôi. Bên dưới lớp nội mạc tử cung là một hệ mao mạch máu có chức năng cung cấp máu và dinh dưỡng cho thai nhi sau này. Sau khi trứng chín và rụng trong tử cung có đường kính khoảng 1cm, không được thụ tinh gây nên hiện tượng trứng dần teo lại và cùng với lớp nội mạc tử cung bong ra gây sự chảy máu. Máu cùng trứng và lớp nội mạc tử cung bong ra ngoài được gọi là hiện tượng kinh nguyệt.

Những biểu hiện thường thấy ở kì kinh nguyệt

Trong chu kì kinh nguyệt, nồng độ hocmon trong cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhanh. Nồng độ hocmon đạt mức cao nhất trong khoảng 1 tuần trước khi chu kì kinh nguyệt diễn ra à thấp nhất sau khi diễn ra chu kì kinh nguyệt. Do nồng độ estrogen tăng cao dẫn tới tác động vào các mô, tuyến khác trong cơ thể như hiện tượng tăng sinh tuyến vú, quá trình bong nội mạc tử cung có thể gây một số đau đớn, nồng độ estrogen thay đổi gây thêm các hiện tượng khác như bôc hỏa, mệt mỏi.

Biểu hiện kì kinh qua tuyến vú: Tuyến vú chịu tác động trực tiếp của hocmon estrogen nên sự thay đổi nồng độ hocmon này gây nên nhiều biểu hiện của tuyến vú như đau vú, sưng vú, đau nhức vú. Người bệnh thấy hiện tượng vú sưng, nóng, đỏ, tấy, thậm chí là đau đớn, khó chịu

Những biểu hiện kì kinh nguyệt

Biểu hiện kì kinh qua đau bụng kinh: Hiện tượng nội mạc tử cung bong ra gây đau đớn cho người bệnh, ngoài ra, khi xuất hiện kinh nguyệt, tử cung co bóp để hỗ trợ quá trình bong nội mạc tử cụng và đẩy máu kinh ra ngoài càng khiến cơn đau bụng kinh dữ dội hơn. Tùy theo mức độ co bóp của nội mạc tử cung mà người bệnh thấy xuất hiện cảm giác đau đớn khác nhau.

Những biểu hiện kì kinh nguyệt

Biểu hiện kì kinh qua thay đổi tính cách, và các hiện tượng khác: Do nồng độ estrogen thay đổi, ngoài sự tác động gây nên các biểu hiện ngoài cơ thể, nồng độ estrogen tăng cao còn gây các hiện tượng về tâm sinh lí khác như hiện tượng tính cách trở nên thất thường, dễ cáu bẳn, cảm giác nóng nảy, cơ thể bốc hỏa hoặc ở một số phụ nữ khác, hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện với cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, chân tay lạnh.

Phụ nữ nên có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, vận động hợp lí trong giai đoạn này. Tránh các hoạt động quá sức, không vận động, làm việc nặng, không thức quá khuya, chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng. Không sử dụng các thực phẩm không lành mạnh, các thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ để giảm các khó chịu của chu kì kinh

>> Đọc thêm: Đau ở vú

The post Những biểu hiện kì kinh nguyệt appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/nhung-bieu-hien-ki-kinh-nguyet-1533/feed/ 0
Tắm biển mà dính đúng ngày “đèn đỏ” phải làm sao ? http://khangnudan.vn/tam-bien-ma-dinh-dung-ngay-den-do-phai-lam-sao-1496/ http://khangnudan.vn/tam-bien-ma-dinh-dung-ngay-den-do-phai-lam-sao-1496/#respond Mon, 04 May 2015 02:10:35 +0000 http://khangnudan.vn/?p=1496 Bạn đang đi du lịch mà lại đúng thời kỳ nguyệt san, làm thế nào để vẫn diện được những bộ đồ tắm, vừa đảm bảo sức khỏe mà lại không gây khó chịu nhỉ ? Hãy cùng Khang Nữ Đan đi tìm câu trả lời nhé. 1.Dùng thuốc tránh thai hàng ngày để trì […]

The post Tắm biển mà dính đúng ngày “đèn đỏ” phải làm sao ? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Bạn đang đi du lịch mà lại đúng thời kỳ nguyệt san, làm thế nào để vẫn diện được những bộ đồ tắm, vừa đảm bảo sức khỏe mà lại không gây khó chịu nhỉ ? Hãy cùng Khang Nữ Đan đi tìm câu trả lời nhé.

1.Dùng thuốc tránh thai hàng ngày để trì hoãn kỳ kinh nguyệt

Cách này áp dụng với những bạn có kỳ kinh nguyệt rất đều, có thể tính được ngày bắt đầu hành kinh tiếp theo ( rơi đúng vào đợt đi nghỉ mát ) bạn có thể uống thuốc tránh thai hàng ngày, mỗi ngày một viên, vào 1 giờ nhất định trước 3-4 ngày của đợt hành kinh, và uống tới khi hết kỳ nghỉ. Kinh nguyệt sẽ có lại bình thường sau khi bạn ngừng uống thuốc 2 đến 3 ngày.

Tắm biển mà dính đúng ngày đèn đỏ phải làm sao ?

 

Lưu ý: bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào nhé.

2. Sử dụng Tampon hoặc cốc nguyệt san thay vì băng vệ sinh

Tampon hoặc cốc nguyệt san sẽ giúp bạn gái thoải mái bơi lội mà không sợ kinh nguyệt có thể rỉ ra ngoài, hơn nữa, nó cũng tránh việc chẳng may có tuột băng vệ sinh ra khỏi người thì cũng không nổi lều phều trên mặt nước … Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về tampon và cốc nguyệt san được chia sẻ rất nhiều trên mạng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên mang theo băng vệ sinh dự phòng nhé, trong những ngày này, bạn nên thay băng vệ sinh mới sau mỗi 2 tiếng. Còn với cốc nguyệt san, bạn nữ có thể yên tâm sử dụng trong suốt 12 tiếng đồng hồ cho dù bạn đang trong những ngày chính của kỳ kinh.

Tắm biển mà dính đúng ngày đèn đỏ phải làm sao ?

 

3. Chọn đồ bơi phù hợp

Sau khi đã trang bị kĩ càng, để thêm phần yên tâm, bạn cũng nên chọn những bộ đồ bơi “an toàn”. Hãy tạm quên đi những bộ bikini nhỏ xíu màu mè bắt mắt nhé, hãy chọn một chiếc quần bơi dài, và được thiết kế trẻ trung, “xì tai” nếu bạn lo ngại chúng sẽ làm bạn “mất điểm”. Ngoài ra, nên chọn quần tối màu sẽ “an toàn” hơn trong những ngày này!. Bên cạnh đó, một chiếc quần shorts dáng rộng thoải mái cũng là kiểu đồ bơi bạn có thể thử để đảm bảo an toàn trong những ngày này.

Tắm biển mà dính đúng ngày đèn đỏ phải làm sao ?

Với tất cả sự chuẩn bị kỹ lưỡng như trên, thì kỳ nghỉ hè tuyệt vời của bạn sẽ không lo bị kỳ nguyệt san phá vỡ, với một số bạn tới tháng thì ngoài rắc rối về kinh nguyệt còn nỗi lo đau bụng kinh, rong kinh v.v… có thể sử dụng thêm sản phẩm Khang Nữ Đan và áp dụng các mẹo nhỏ giúp xóa tan các khó chịu trong ngày đèn đỏ nhé.

The post Tắm biển mà dính đúng ngày “đèn đỏ” phải làm sao ? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/tam-bien-ma-dinh-dung-ngay-den-do-phai-lam-sao-1496/feed/ 0
Làm sao để giảm đau bụng ngày đèn đỏ? http://khangnudan.vn/lam-sao-de-giam-dau-bung-ngay-den-do-1487/ http://khangnudan.vn/lam-sao-de-giam-dau-bung-ngay-den-do-1487/#respond Tue, 23 Sep 2014 04:49:06 +0000 http://khangnudan.vn/lam-sao-de-giam-dau-bung-ngay-den-do-1487/ Sẽ rất may mắn nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt “nhẹ nhàng” bởi có tới 72% bạn gái trong độ tuổi sinh sản (từ tuổi dậy thì trở lên) mắc chứng đau bụng kinh. Đây là hậu quả của những cơn co thắt tử cung lớn hơn bình thường với các mức độ khác […]

The post Làm sao để giảm đau bụng ngày đèn đỏ? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Sẽ rất may mắn nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt “nhẹ nhàng” bởi có tới 72% bạn gái trong độ tuổi sinh sản (từ tuổi dậy thì trở lên) mắc chứng đau bụng kinh. Đây là hậu quả của những cơn co thắt tử cung lớn hơn bình thường với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên dù ở mức độ nào thì đau bụng kinh cũng có những ảnh hưởng khó chịu đến cuộc sống của các bạn gái.

Làm sao để giảm đau bụng ngày đèn đỏ?

Dưới đây Khang Nữ Đan xin chia sẻ với các bạn những phương pháp giảm đau bụng kỳ “đèn đỏ” đơn giản mà hiệu quả:

1. Xây dựng một chế độ ăn giàu chất xơ

Chế độ dinh dưỡng này bao gồm nhiều trái cây tươi, rau củ và nước. Hãy chú ý theo dõi xem các loại thức ăn ảnh hưởng thế nào tới cơn đau của bạn. Một số trường hợp, khi bạn gái cắt giảm lượng sữa uống gần những ngày kinh nguyệt cũng có tác dụng giảm đau. Chế độ ăn nhiều chất xơ đặc biệt quan trọng do có tác dụng làm sạch lượng estrogen dư thừa ( nguyên nhân gây ra chu kỳ kéo dài và đau bụng kinh hơn).

2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Vitamin E, thiamin (Vitamin B1) và Omega-3 bổ sung trong chế độ ăn có thể làm giảm đau bụng kinh. Kẽm và canxi có tác dụng làm giảm đau bụng, đầy hơi và các triệu chứng tiền kinh nguyệt có liên quan, nhưng hãy cẩn thận với sữa có thể là một nguyên nhân gây ra đau bụng ngày kinh nguyệt ở phụ nữ. Canxi và magiê làm giảm đau nhức cơ bắp, nhưng phải được bổ sung đầy đủ trong 2-3 tháng trước khi tạo ra được hiệu quả đáng chú ý.

3. Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ

Đề cập với bác sĩ bất kỳ vấn đề kinh nguyệt bạn cảm thấy bạn có thể gặp phải, và đi vào xem xét làm thế nào để giảm các tình trạng như thiếu máu có thể làm cho bạn mệt mỏi, khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, đau bụng kinh có thể gây ra bởi một số bệnh tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Trong trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ các mô có thể được yêu cầu để giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn. Do đó việc đi khám phụ khoa thường xuyên 6 tháng một lần kể cả khi không có gì bất thường hoặc đi khám ngay sớm nhất có thể khi có triệu chứng bất thường là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bạn gái.

4. Nằm ở tư thế khác

Nằm nghiêng với đầu gối co lên gần ngực có thể tạm thời làm giảm cơn đau. Một số người nói phải nằm sấp, úp mặt vào gối. Điều này sẽ làm giảm khí và giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Cố gắng nằm ngửa, giữ cho đôi chân nâng lên cao bằng cách kê thêm gối hoặc chăn cũng là một tư thế giúp giảm đau tạm thời.

5. Chườm nóng

Cách thức này rất đơn giản, chỉ cần bạn nằm thẳng và đặt túi chườm lên trên bụng dưới của bạn hoặc trên vị trí chính xác mà bạn cảm thấy cơn đau đang quặn thắt. Điều này giúp giảm bớt sự co thắt. Một khăn mặt nóng hoặc thậm chí chỉ cần một tấm chăn ấm cũng có thể giúp giảm đau, giãn mạch.

6. Tập một số bài tập nhẹ

Đi bộ xung quanh khu phố, chạy trên máy chạy bộ, đi xe đạp của bạn, hoặc bất kỳ bài tập khác mà bạn thích. Điều này sẽ làm tăng lưu lượng máu sẽ giúp giảm đau.

Một số người sử dụng phương pháp xoa bóp để làm dịu các cơn đau. Cố gắng xoa bóp ở vùng bụng bị đau với những động tác nhẹ nhàng, theo hướng vòng tròn.

Theo Khangnudan.vn

The post Làm sao để giảm đau bụng ngày đèn đỏ? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/lam-sao-de-giam-dau-bung-ngay-den-do-1487/feed/ 0
16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu có sao không? http://khangnudan.vn/16-tuoi-chua-co-kinh-nguyet-1470/ http://khangnudan.vn/16-tuoi-chua-co-kinh-nguyet-1470/#comments Wed, 03 Sep 2014 03:34:06 +0000 http://khangnudan.vn/16-tuoi-chua-co-kinh-nguyet-1470/ Chào BS. Em năm nay 16 tuổi. Các bạn em đều đã thấy kinh nguyệt rồi nhưng đến bây giờ em vẫn chưa có dấu hiệu gì? Không biết em có bị làm sao không BS! Em lo lắng quá. Trả lời Chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái, còn được gọi là chu […]

The post 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu có sao không? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Chào BS. Em năm nay 16 tuổi. Các bạn em đều đã thấy kinh nguyệt rồi nhưng đến bây giờ em vẫn chưa có dấu hiệu gì? Không biết em có bị làm sao không BS! Em lo lắng quá.

16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu có sao không?

Trả lời

Chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái, còn được gọi là chu kỳ “nguyệt san” hay “đèn đỏ”, bắt đầu khoảng 2 đến 2 năm rưỡi sau khi có dấu hiệu đầu tiên báo hiệu tuổi dậy thì (phát triển vú thường là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì, nhưng đôi khi sự phát triển của lông mu đến trước). Bạn gái thường có kinh nguyệt lần đầu tiên trong độ tuổi từ 8 đến 16. Tuy nhiên, một số bạn bắt đầu dậy thì sớm hơn một chút hay muộn hơn những người khác.

Một dấu hiệu bạn có thể sử dụng để nhận biết bạn sắp có kinh nguyệt là kiểm tra đồ lót xem có sự tiết dịch âm đạo. Khí hư nhầy trong hoặc màu trắng này thường xuất hiện khoảng 6 tháng đến một năm trước lần có kinh đầu tiên của bạn gái.

Vì kinh nguyệt có yếu tố di truyền nên bạn cũng có thể hỏi mẹ xem mẹ bạn có kinh nguyệt đầu tiên khi bao nhiêu tuổi. Những bạn gái có kinh nguyệt lần đầu muộn hơn mức trung bình thường thấy rằng mẹ hoặc bà ngoại hoặc người thân nữ khác cũng dậy thì muộn hơn mức trung bình.

Nếu bạn chưa thấy các dấu hiệu báo kỳ kinh đầu tiên sắp đến như đã nói ở trên, không có nghĩa là cơ thể bạn có gì bất thường. Một số lý do như cơ địa, sự mất cân bằng hormone cũng gây ra trì hoãn kinh nguyệt lần đầu. Những bạn gái bị nhẹ cân hoặc những người có rối loạn ăn uống như chán ăn, căng thẳng nghiêm trọng hoặc một số bệnh lý khác cũng có thể trì hoãn kinh nguyệt.

Nếu bạn đã có những dấu hiệu trên mà 16 tuổi vẫn chưa có kinh lần đầu bạn nên đến gặp bác sỹ phụ khoa để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là thuật ngữ cho các triệu chứng về thể chất và tinh thần (tâm lý) mà nhiều phụ nữ có ngay trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu mỗi tháng. Nếu bạn có PMS, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Mụn trứng cá
  • Đầy hơi
  • Mệt mỏi
  • Đau lưng
  • Đau ở vú
  • Đau đầu
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Thèm ăn
  • Trầm cảm, buồn chán
  • Dễ bị kích thích
  • Tâm trạng thất thường
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ

Hội chứng tiền kinh nguyệt thường là tồi tệ nhất trong 1 đến 2 tuần trước khi kinh nguyệt chính thức tới, và nó thường biến mất khi ngày “đèn đỏ” bắt đầu. Mục đích điều trị PMS chủ yếu là làm giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người phụ nữ. Tuy nhiên, khó có thể điều trị dứt điểm hội chứng này và cũng không có một “giải pháp chung” nào cho tất cả những người mắc nó. Bạn cần thực hiện lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao đều đặn để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Đến gặp bác sỹ nếu những triệu chứng đó quá tồi tệ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Theo khangnudan.vn

The post 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu có sao không? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/16-tuoi-chua-co-kinh-nguyet-1470/feed/ 1
9 điều thú vị các nàng cần biết về “nguyệt san” http://khangnudan.vn/9-dieu-thu-vi-ve-nguyet-san-1442/ http://khangnudan.vn/9-dieu-thu-vi-ve-nguyet-san-1442/#respond Sat, 12 Jul 2014 09:46:56 +0000 http://khangnudan.vn/9-dieu-thu-vi-ve-nguyet-san-1442/ Vừa qua có rất nhiều thắc mắc xung quanh các vấn đề cơ bản của nàng “nguyệt san” (chu kỳ kinh nguyệt) được gửi tới Khang nữ đan. Hôm nay các chuyên gia của Khang nữ đan sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản nhưng cũng không kém phần thú vị cho các chị […]

The post 9 điều thú vị các nàng cần biết về “nguyệt san” appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Vừa qua có rất nhiều thắc mắc xung quanh các vấn đề cơ bản của nàng “nguyệt san” (chu kỳ kinh nguyệt) được gửi tới Khang nữ đan. Hôm nay các chuyên gia của Khang nữ đan sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản nhưng cũng không kém phần thú vị cho các chị em, đặc biệt là các nàng ở độ tuổi mới dậy thì còn băn khoăn chưa hiểu về “người bạn” hàng tháng này nhé!

9 điều thú vị các nàng cần biết về “nguyệt san”

1. Độ dài 1 chu kỳ kinh nguyệt

Ở các điều kiện thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trung bình khoảng 28 ngày. Các nàng có biết nàng “nguyệt san” này lên xuống theo chu kỳ của mặt trăng, cũng giống như thủy triều? Vì một tuần trăng, nghĩa là một thời gian cần thiết để mặt trăng trở về cùng một vị trí trong bầu trời, là hơn kém 28 ngày và một người phụ nữ có thai có thể trông chờ sẽ sinh con sau 10 tuần trăng này. Thêm vào đó, theo Y học phương Đông người đàn bà tượng trưng cho âm, tương ứng với Mặt Trăng nên chu kì sinh lí này được gọi tên Chu kỳ kinh nguyệt hay “nguyệt san” (Nguyệt là Mặt Trăng).

2. Sự kết thúc của 1 chu kỳ

Ngày đầu tiên (và giai đoạn đầu tiên) của chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu khi “đèn đỏ” đến. Trong vòng vài giờ bắt đầu chu kỳ, nồng độ estrogen của bạn sẽ từ từ tăng lên và bạn có xu hướng cảm thấy một sự thay đổi có thể nặng nề hoặc thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) từ những ngày trước đó. Đây là một thời điểm cần được thư giãn do đó các nàng hãy coi đó là một thời gian tuyệt vời để cho đi những thứ làm mình “nặng đầu” trong cuộc sống: công cụ, các mối quan hệ không lành mạnh và những cảm xúc có thể làm tâm trạng của mình đi xuống (tức giận, tiếc nuối, lo lắng).

3. Âm đạo là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất cơ thể

Niêm mạc âm đạo rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Khi sử dụng băng vệ sinh trong những ngày có kinh, các bạn cần chú ý lựa chọn những loại băng không chứa thành phần tẩy rửa và dioxin. Từ khi EPA (Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ) khuyến cáo không có nồng độ an toàn với bất cứ sự phơi nhiễm nào của Dioxin thì các băng vệ sinh hữu cơ là lựa chọn an toàn nhất cho chị em phụ nữ trong những ngày ấy.

4. Estrogen= Năng lượng, sự nhiệt tình và cảm xúc

Trong suốt giai đoạn Estrogen (tuần 2), sự gia tăng ổn định của estrogen làm tăng nồng độ serotonin trong não của bạn, dẫn đến sự gia tăng tổng thể về năng lượng, sự nhiệt tình và cảm giác lạc quan. Nó cũng làm tăng khả năng ngôn ngữ của bạn để tuần hai của chu kỳ “nguyệt san” là một thời gian tuyệt vời để làm bài thuyết trình và có những cuộc trò chuyện quan trọng đấy!

5. Nếu chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bởi Nữ hoàng, thì Nữ hoàng đó chính là sự rụng trứng

Rụng trứng liên quan đến việc giải phóng một quả trứng nhỏ từ một trong hai buồng trứng của bạn (chúng luân phiên nhau trong các chu kỳ kế tiếp). Điều này thường xảy ra giữa ngày 12-16, nghĩa là khả năng có thai của chị em trong những ngày này là cao nhất. Bạn cũng có thể cảm thấy khả năng thu hút người khác vào thời điểm này và cho dù bạn tin rằng đó là do các kích thích tố hay chỉ là một buổi sáng khỏe mạnh lạc quan của bạn, những người khác cũng có thể thấy bạn hấp dẫn hơn bao giờ hết.

6. Nồng độ Progesteron nội sinh tăng cao và trực giác

Ở khí cạnh khác của sự rụng trứng, bạn sẽ cảm thấy những ảnh hưởng của giảm estrogen và testosterone đồng thời với nồng độ progesterone tăng. Nghiên cứu cho thấy hoạt động ở bán cầu não phải tăng lên ở thời gian này- Đây là phần kết hợp với trực quan nhận biết – trong tuần 3 và 4 của chu kỳ. Lúc này các nàng có thể tin vào trực giác của mình. Nhưng đặc biệt chú ý là chỉ trong nửa sau của chu kỳ thôi nhé, và cũng tùy trường hợp nữa.

7. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng vô cùng lớn đến “nguyệt san”

Chu kỳ kinh nguyệt và các hiện tượng, triệu chứng tiền kinh nguyệt phụ thuộc khá lớn vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Bạn có quyền lực để tối đa hóa từng giai đoạn và làm giảm sự khó chịu về thể chất và cảm xúc bằng cách duy trì một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh . Ví dụ, tăng lượng magiê và cơ thể (thông qua thực phẩm hoặc bổ sung), đặc biệt là trong tuần 4 của chu kỳ “nguyệt san” có thể làm giảm đáng kể tình trạng đau bụng kinh do co thắt, trong khi đó thường xuyên cung cấp vitamin B6 trong suốt chu kỳ của bạn có thể giúp giảm thiểu sự đầy hơi.

8. Bạn có thấy “phát điên” không?

Giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt (tuần 4) bao gồm những ngày cuối cùng trước khi bắt đầu một chu kỳ mới. Progesterone tiếp tục tăng cho đến khi kết thúc giai đoạn này nghĩa là khi cả estrogen, testosterone và progesterone giảm mạnh xuống mức thấp nhất. Nói chung, bạn có thể cảm thấy như mình sắp “phát điên”, các triệu chứng có thể là:

  • Về cảm xúc: buồn rầu, thay đổi tính tình, hay gây gổ, bực bội.
  • Về thể chất: mệt mỏi, thay đổi khẩu vị, thèm món ăn ngọt như bánh kẹo; dễ đầy bụng, mệt mỏi, nhức đầu, bốc hỏa trên mặt, mất ngủ, đau nhức cơ bắp, co đau bụng dưới, trở ngại tình dục, nổi mụn trứng cá trên mặt …
  • Về nhận thức: Mất định hướng, kém tập trung, hay quên.
  • Về hành vi: Hay gây sự, cãi cọ, thích ở một mình, không còn thích thú đến mọi sự việc.

Ở nhiều người, các triệu chứng trên rất khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống cá nhân cũng như công việc, học tập,… Trái lại có người chỉ cảm thấy khó chịu thoảng qua trong vài giờ trước khi có kinh. Giải pháp cho các nàng là gì? Đây là hiện tượng sinh lý chứ không phải bệnh lý, các bạn hãy cho phép mình thư giãn hơn, cường độ làm việc giảm đi một chút và chăm sóc bản thân kỹ càng hơn trong những ngày này nhé.

9. Thái độ tích cực giúp “nguyệt san” dễ chịu hơn

Kinh nguyệt là yếu tố có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Bất cứ sự thay đổi không có lợi nào cho sức khỏe đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của chị em. Gạt bỏ những chuyện lo lắng để có tinh thần cho lạc quan hơn, đồng thời chú tâm hơn vào việc chăm sóc cơ thể bằng cách ăn uống điều độ, bổ sung dinh dưỡng, chăm chỉ tập thể dục, vận động hàng ngày… sẽ giúp bạn gái có chu kỳ “nguyệt san” dễ chịu.

Ánh Tuyết

The post 9 điều thú vị các nàng cần biết về “nguyệt san” appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/9-dieu-thu-vi-ve-nguyet-san-1442/feed/ 0