Khang Nữ Đan

Giảm đau bụng kinh- Điều hòa kinh nguyệt

  • Trang chủ
  • Đau bụng kinh
  • Nguyệt san
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

Làm sao để giảm đau bụng ngày đèn đỏ?

Sẽ rất may mắn nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt “nhẹ nhàng” bởi có tới 72% bạn gái trong độ tuổi sinh sản (từ tuổi dậy thì trở lên) mắc chứng đau bụng kinh. Đây là hậu quả của những cơn co thắt tử cung lớn hơn bình thường với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên dù ở mức độ nào thì đau bụng kinh cũng có những ảnh hưởng khó chịu đến cuộc sống của các bạn gái.

Làm sao để giảm đau bụng ngày đèn đỏ?

Dưới đây Khang Nữ Đan xin chia sẻ với các bạn những phương pháp giảm đau bụng kỳ “đèn đỏ” đơn giản mà hiệu quả:

1. Xây dựng một chế độ ăn giàu chất xơ

Chế độ dinh dưỡng này bao gồm nhiều trái cây tươi, rau củ và nước. Hãy chú ý theo dõi xem các loại thức ăn ảnh hưởng thế nào tới cơn đau của bạn. Một số trường hợp, khi bạn gái cắt giảm lượng sữa uống gần những ngày kinh nguyệt cũng có tác dụng giảm đau. Chế độ ăn nhiều chất xơ đặc biệt quan trọng do có tác dụng làm sạch lượng estrogen dư thừa ( nguyên nhân gây ra chu kỳ kéo dài và đau bụng kinh hơn).

2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Vitamin E, thiamin (Vitamin B1) và Omega-3 bổ sung trong chế độ ăn có thể làm giảm đau bụng kinh. Kẽm và canxi có tác dụng làm giảm đau bụng, đầy hơi và các triệu chứng tiền kinh nguyệt có liên quan, nhưng hãy cẩn thận với sữa có thể là một nguyên nhân gây ra đau bụng ngày kinh nguyệt ở phụ nữ. Canxi và magiê làm giảm đau nhức cơ bắp, nhưng phải được bổ sung đầy đủ trong 2-3 tháng trước khi tạo ra được hiệu quả đáng chú ý.

3. Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ

Đề cập với bác sĩ bất kỳ vấn đề kinh nguyệt bạn cảm thấy bạn có thể gặp phải, và đi vào xem xét làm thế nào để giảm các tình trạng như thiếu máu có thể làm cho bạn mệt mỏi, khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, đau bụng kinh có thể gây ra bởi một số bệnh tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Trong trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ các mô có thể được yêu cầu để giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn. Do đó việc đi khám phụ khoa thường xuyên 6 tháng một lần kể cả khi không có gì bất thường hoặc đi khám ngay sớm nhất có thể khi có triệu chứng bất thường là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bạn gái.

4. Nằm ở tư thế khác

Nằm nghiêng với đầu gối co lên gần ngực có thể tạm thời làm giảm cơn đau. Một số người nói phải nằm sấp, úp mặt vào gối. Điều này sẽ làm giảm khí và giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Cố gắng nằm ngửa, giữ cho đôi chân nâng lên cao bằng cách kê thêm gối hoặc chăn cũng là một tư thế giúp giảm đau tạm thời.

5. Chườm nóng

Cách thức này rất đơn giản, chỉ cần bạn nằm thẳng và đặt túi chườm lên trên bụng dưới của bạn hoặc trên vị trí chính xác mà bạn cảm thấy cơn đau đang quặn thắt. Điều này giúp giảm bớt sự co thắt. Một khăn mặt nóng hoặc thậm chí chỉ cần một tấm chăn ấm cũng có thể giúp giảm đau, giãn mạch.

6. Tập một số bài tập nhẹ

Đi bộ xung quanh khu phố, chạy trên máy chạy bộ, đi xe đạp của bạn, hoặc bất kỳ bài tập khác mà bạn thích. Điều này sẽ làm tăng lưu lượng máu sẽ giúp giảm đau.

Một số người sử dụng phương pháp xoa bóp để làm dịu các cơn đau. Cố gắng xoa bóp ở vùng bụng bị đau với những động tác nhẹ nhàng, theo hướng vòng tròn.

Theo Khangnudan.vn

admin - 23/09/2014
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Ngày đèn đỏ

Bài viết liên quan

  • Các dấu hiệu báo hiệu kỳ ” đèn đỏ ” sắp đến
  • Bí quyết để những ngày” đèn đỏ” không còn khó chịu.
  • Kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
  • Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
  • Nguyên nhân kinh nguyệt có màu đen bất thường

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Các dấu hiệu nhận biết bạn sắp có kinh nguyệt

Các dấu hiệu nhận biết bạn sắp có kinh nguyệt

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt lại không đều?

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt lại không đều?

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Chủ đề nổi bật
  • QueenUp- Công thức vàng cho phụ nữ tiền mãn kinh
  • Đau bụng kinh và cách giảm đau hiệu quả
  • U xơ tử cung gây rối loạn kinh nguyệt
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn kinh nguyệt
Tin hữu ích
  • U nang buồng trứng - Bệnh của chị em
  • Tinh trùng loãng là như thế nào?
Bài viết đọc nhiều
  • Hội chứng ruột kích thích , nguyên nhân dấu hiệu và phòng ngừa
  • Trang chủ
  • Đau bụng kinh
  • Nguyệt san
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

Copyright © 2017 khangnudan.vn. All rights reserved. by Caia.vn