Khang Nữ Đan

Giảm đau bụng kinh- Điều hòa kinh nguyệt

  • Trang chủ
  • Đau bụng kinh
  • Nguyệt san
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu có sao không?

Chào BS. Em năm nay 16 tuổi. Các bạn em đều đã thấy kinh nguyệt rồi nhưng đến bây giờ em vẫn chưa có dấu hiệu gì? Không biết em có bị làm sao không BS! Em lo lắng quá.

16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu có sao không?

Trả lời

Chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái, còn được gọi là chu kỳ “nguyệt san” hay “đèn đỏ”, bắt đầu khoảng 2 đến 2 năm rưỡi sau khi có dấu hiệu đầu tiên báo hiệu tuổi dậy thì (phát triển vú thường là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì, nhưng đôi khi sự phát triển của lông mu đến trước). Bạn gái thường có kinh nguyệt lần đầu tiên trong độ tuổi từ 8 đến 16. Tuy nhiên, một số bạn bắt đầu dậy thì sớm hơn một chút hay muộn hơn những người khác.

Một dấu hiệu bạn có thể sử dụng để nhận biết bạn sắp có kinh nguyệt là kiểm tra đồ lót xem có sự tiết dịch âm đạo. Khí hư nhầy trong hoặc màu trắng này thường xuất hiện khoảng 6 tháng đến một năm trước lần có kinh đầu tiên của bạn gái.

Vì kinh nguyệt có yếu tố di truyền nên bạn cũng có thể hỏi mẹ xem mẹ bạn có kinh nguyệt đầu tiên khi bao nhiêu tuổi. Những bạn gái có kinh nguyệt lần đầu muộn hơn mức trung bình thường thấy rằng mẹ hoặc bà ngoại hoặc người thân nữ khác cũng dậy thì muộn hơn mức trung bình.

Nếu bạn chưa thấy các dấu hiệu báo kỳ kinh đầu tiên sắp đến như đã nói ở trên, không có nghĩa là cơ thể bạn có gì bất thường. Một số lý do như cơ địa, sự mất cân bằng hormone cũng gây ra trì hoãn kinh nguyệt lần đầu. Những bạn gái bị nhẹ cân hoặc những người có rối loạn ăn uống như chán ăn, căng thẳng nghiêm trọng hoặc một số bệnh lý khác cũng có thể trì hoãn kinh nguyệt.

Nếu bạn đã có những dấu hiệu trên mà 16 tuổi vẫn chưa có kinh lần đầu bạn nên đến gặp bác sỹ phụ khoa để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là thuật ngữ cho các triệu chứng về thể chất và tinh thần (tâm lý) mà nhiều phụ nữ có ngay trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu mỗi tháng. Nếu bạn có PMS, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Mụn trứng cá
  • Đầy hơi
  • Mệt mỏi
  • Đau lưng
  • Đau ở vú
  • Đau đầu
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Thèm ăn
  • Trầm cảm, buồn chán
  • Dễ bị kích thích
  • Tâm trạng thất thường
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ

Hội chứng tiền kinh nguyệt thường là tồi tệ nhất trong 1 đến 2 tuần trước khi kinh nguyệt chính thức tới, và nó thường biến mất khi ngày “đèn đỏ” bắt đầu. Mục đích điều trị PMS chủ yếu là làm giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người phụ nữ. Tuy nhiên, khó có thể điều trị dứt điểm hội chứng này và cũng không có một “giải pháp chung” nào cho tất cả những người mắc nó. Bạn cần thực hiện lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao đều đặn để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Đến gặp bác sỹ nếu những triệu chứng đó quá tồi tệ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Theo khangnudan.vn

admin - 03/09/2014
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chậm kinh nguyệt , Kinh nguyệt

Bài viết liên quan

  • Các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
  • Giải đáp các câu hỏi liên quan đến kinh nguyệt
  • Nhìn màu sắc kinh nguyệt đoán bệnh tật
  • Không nên làm gì trong thời kỳ kinh nguyệt
  • 5 Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt

Bình luận

  1. my đã bình luận

    12/03/2015 at 16:35

    chào bs em đã có dấu hiệu dậy thì như mọc lôg mu, lôg nách từ năm12 tuổi, đến giờ em đã 15 tuổi mà vẫn chưa thấy kinh nguyệt. Liệu em có sao k? Em lo lắng wá.

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Các dấu hiệu nhận biết bạn sắp có kinh nguyệt

Các dấu hiệu nhận biết bạn sắp có kinh nguyệt

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt lại không đều?

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt lại không đều?

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Chủ đề nổi bật
  • QueenUp- Công thức vàng cho phụ nữ tiền mãn kinh
  • Đau bụng kinh và cách giảm đau hiệu quả
  • U xơ tử cung gây rối loạn kinh nguyệt
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn kinh nguyệt
Tin hữu ích
  • U nang buồng trứng - Bệnh của chị em
  • Tinh trùng loãng là như thế nào?
Bài viết đọc nhiều
  • Cách chữa bệnh trĩ ngoại
  • Hội chứng ruột kích thích , nguyên nhân dấu hiệu và phòng ngừa
  • Tìm hiểu các loại kem trị thâm mụn hiện nay
  • Mẹo hay cải thiện tình trạng tóc rụng nhiều khi gội đầu
  • Trang chủ
  • Đau bụng kinh
  • Nguyệt san
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Tư vấn hỏi đáp

Copyright © 2017 khangnudan.vn. All rights reserved. by Caia.vn