Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng mà còn chống lại được rất nhiều bệnh tật. Với bệnh viêm loét dạ dày cũng vậy, khi bạn biết nên ăn gì và kiêng gì cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát.
Mục lục
Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào tới bệnh viêm loét dạ dày?
Theo nguyên lý, dạ dày là bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ thức ăn, nghiền nát và hấp thụ thức ăn tại ruột. Chính vì vậy, khi dạ dày bị viêm loét, chế độ dinh dưỡng và ăn uống có vai trò quan trọng bởi thức ăn trực tiếp được đưa vào dạ dày ảnh hưởng đến vết viêm loét. Một chế độ ăn uống khoa học, thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa giúp giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy chế độ ăn, thành phần thực khi đưa vào dạ dày còn giúp hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày được nghỉ ngơi và các vết tổn thương viêm loét được mau lành hơn.
Thức ăn trước khi được đưa xuống dạ dày cần quá trình nhai nghiền. Quá trình này rất quan trọng cho hệ tiêu hóa và hấp thu ở ruột non. Muốn thức ăn được hấp thu tốt và quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi cần lưu ý một số điểm dưới đây:
- Thức ăn cần được nấu chín kĩ, ninh nhừ, mềm giúp dạ dày không bị hoạt động quá tải.
- Khi ăn nên nhai kĩ, ăn chậm, tránh ăn no quá cũng như để bụng đói quá
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp trung hòa acid bởi nếu đói quá hay no quá dạ dày dễ kích thích và tăng tiết aicd.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm tăng tiết dịch vị như gia vị chua, cay, đồ ngọt, chất béo….
- Tránh ăn những loại thực phẩm tái, gỏi, sống
- Tránh bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích, nước chè, cà phê
- Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress
Viêm loét dạ dày NÊN ăn gì?
1. Thực phẩm chứa lợi khuẩn
Việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu probiotic giúp tăng cường lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột đồng thời xoa dịu cơn đau dạ dày và cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, ăn lâu tiêu, chướng bụng ở những người mắc bệnh dạ dày.
- Sữa chua: Đây là sản phẩm được lên men từ sữa. Chúng chứa nhiều lợi khuẩn sống ở dạng hoạt động. Bạn có thể bổ sung mỗi ngày 1-2 hộp sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm táo bón, tiêu chảy, xoa dịu kích ứng ở niêm mạc dạ dày, kích thích tái tạo tổn thương ở niêm mạc ruột.
- Kefir: Đây là loại đồ uống được lên men, chúng còn được gọi với tên nấm Kefir hay nấm tuyết Tây Tạng. Loại nấm này giúp cải thiện sức khỏe dạ dày, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón bằng cách cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi. Người bị viêm loét dạ dày được khuyến khích nên uống 500ml Kefir mỗi ngày trong một tháng liên tục để triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt.
- Các thực phẩm giàu probiotics khác: Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung miso, kim chi rất tốt cho người viêm loét dạ dày bởi lợi khuẩn hỗ trợ đầy lùi Helicobacter pylori, giúp quá trình điều trị lành vết loét thuận lợi hơn.
2. Bột yến mạch
Bột yến mạch là một loại ngũ cốc chứa nguồn chất xơ dồi dào cùng các loại vitamin và khoáng tố thiết yếu rất hợp cho người viêm loét dạ dày. Bổ sung bột yến mạch còn giúp hỗ trợ đường ruột trong việc tiêu hóa thức ăn, bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời giảm nguy cơ bị trào ngược axit – một trong những bệnh lý thường gặp có thể dẫn đến các cơn đau dạ dày. Bạn có thể dùng bột yến mạch bằng cách:
- Nấu cháo yến mạch
- Bột yến mạch ăn kèm sữa chua
- Sữa pha cùng bột yến mạch
- Bột yến mạch ăn cùng trái cây
3. Khoai tây
Khoai tây giúp cung cấp nguồn kali dồi dào cho cơ thể đồng thời có tác dụng điều hòa nhu động ruột, giảm co thắt cơ trơn, xoa dịu cơn đau dạ dày. Không chỉ vậy, trong khoai tây còn có tính kiềm giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm lượng axit dư thừa. Thực phẩm này cũng hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, tăng cường chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy cho người bị đau dạ dày.
4. Cá hồi
Trong cá hồi giàu omega-3 giúp kháng viêm, nhanh lành vết loét, tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, cá hồi cũng cung cấp nhiều chất đạm giúp dễ tiêu hóa, tăng cường các tế bào mới thay thế cho các mô bị tổn thương tại niêm mạc dạ dày
Tuy nhiên, trong cá hồi có chứa nhiều dinh dưỡng nên các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn 2-3 bữa/ tuần.
5. Hạt lanh
Trong hạt lanh có chứa nhiều tinh dầu và chất xơ cùng nhiều hoạt chất khác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, điều chỉnh nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu cho bệnh nhân bị đau dạ dày.
Theo nghiên cứu cũng chỉ ra, hạt lanh có thể giúp chống co thắt ruột, giảm đau và ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng này của hạt lanh trên cơ thể người.
Để sử dụng hạt lanh, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc dùng dưới dạng bột, xay sinh tố, trộn rau củ….
6. Nghệ vàng
Trong củ nghệ vàng có chứa nhiều hoạt chất curcumin có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày và xoa dịu những cơn đau khó chịu. Người bị đau dạ dày thường xuyên ăn nghệ còn giúp làm giảm axit trong dạ dày, chống ợ chua, ợ nóng, bảo vệ và làm khô se bề mặt tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Bạn có thể sử dụng nghệ vàng bằng cách:
- Nghệ vàng tươi ngâm mật ong
- Bột nghệ pha sữa
- Bột nghệ pha mật ong uống
7. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa rất nhiều vitamin C, có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét, làm mau lành vết thương. Theo nghiên cứu, những người thường xuyên thiếu vitamin C dễ xuất hiện vết loét hơn những người khác. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây dâu tây, kiwi, và cả bông cải xanh.
8. Đu đủ
Trong đu đủ có chứa nhiều papain – đây là một loại enzym có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho người viêm loét dạ dày. Khi được hấp thu, chất này hoạt động bằng cách ổn định môi trường axit dạ dày. Ngoài ra, papain còn có tác dụng tương tự như chất nhuận tràng, giúp làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón cho người bị đau dạ dày.
Bạn có thể sử dụng đu đủ chín bằng cách ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố. Đu đủ xanh cũng có thể ăn được dưới dạng hầm canh, xào. Mặc dù tốt nhưng mỗi tuần bạn chỉ nên ăn loại trái cây này từ 2 – 3 lần với một lượng vừa phải. Tránh ăn quá nhiều gây vàng da.
9. Táo
Táo là loại trái cây giúp cung cấp lượng lớn pectin có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, tạo khối cho phân, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc ăn uống lâu tiêu do ảnh hưởng của bệnh đau dạ dày.
Bạn có thể duy trì thói quen ăn 1-2 quả táo/ ngày giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, chống mệt mỏi và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày.
10. Thịt và thực phẩm giàu protein
Bác sĩ khuyến nghị người đang trong giai đoạn điều trị viêm loét dạ dày nên bổ sung protein bằng những thực phẩm sau:
- Thịt nạc
- Cá
- Trứng
- Bơ
- Các sản phẩm từ đậu nành
- Đậu Hà Lan
Viêm loét dạ dày KHÔNG NÊN ăn gì?
1. Thực phẩm cay nóng
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng những thực phẩm hoặc gia vị cay nồng như ớt, tiêu xanh, sa tế… có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Nhất là ở một số người đã xuất hiện vết loét, khi ăn những loại thực phẩm này khiến các triệu chứng trở nên tệ hơn. Chính vì vậy, những người bị loét dạ dày không nên sử dụng đồ ăn cay.
2. Bia, rượu, chất kích thích
Bia, rượu và các đồ uống có cồn là những thủ phạm gây viêm loét dạ dày hàng đầu. Khi bạn lạm dụng quá mức có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước, táo bón và khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề hơn.
Lưu ý: Việc xây dựng chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết với người đau dạ dày, tuy nhiên, đây chỉ là một trong những phương pháp hỗ trợ, giúp quá trình điều trị chính đạt hiệu quả cao hơn, tránh gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho niêm mạc dạ dày
Sữa tươi
Trước khi các phương thức điều trị loét dạ dày hiện đại ra đời, sữa đã từng được tin rằng có khả năng làm liền các vết loét dạ dày, nhưng nó là một niềm tin sai lầm. Sữa không những không có khả năng làm liền hay giảm nhẹ các vết loét, mà nó còn có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, làm cho tình trạng loét trở nên tệ hơn.
Rượu và đồ uống có cồn
Nếu là người có nguy cơ cao bị loét dạ dày hoặc đã có vết loét, tốt nhất là nên tránh rượu và đồ uống có cồn hoàn toàn, hoặc hạn chế tối đa, bởi các nghiên cứu đã chứng minh chúng gây kích thích và thậm chí gây tổn hại tới ống tiêu hóa, và khiến các vết loét trầm trọng hơn.
Các đồ ăn giàu chất béo
Các đồ ăn giàu chất béo khiến dạ dày bạn khó tiêu hóa hơn và dễ dẫn tới tình trạng đau và chướng bụng, và tình trạng càng tệ hơn ở người bị loét dạ dày. Chính vì vậy, để giúp hệ tiêu hóa và sức khỏe của bạn tốt hơn, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn này.
Chocolate
Chocolate là một loại đồ ăn ngon và có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bị viêm loét dạ dày sau khi ăn xong thì họ thấy dạ dày khó chịu. Chính vì vậy, bạn nên chú ý, nếu ăn chocolate mà thấy không thoải mái thì nên hạn chế sử dụng nhé.
Xem tham khảo: Gợi ý thực đơn tốt cho người viêm loét dạ dày
Lời khuyên từ chuyên gia
Song song với việc thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát tình trạng bệnh, bạn cũng nên thay đổi lối sống sinh hoạt cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho tiêu hóa và sức khỏe bằng cách:
- Ngừng hút thuốc
- Hạn chế căng thẳng, lo âu
- Nên ăn chậm, nhai kĩ để hạn chế quá trình làm việc của dạ dày.
- Không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói
- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày sẽ có tác dụng trung hòa axit dịch vị.
- Nên ăn thức ăn mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị giúp vận tải đồ ăn qua dạ dày mau chóng hơn.
Kết luận
Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp, bệnh có thể được cải thiện và phòng ngừa bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hằng ngày. Tuy nhiên, viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị dạ dày. Vì vậy, cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất là thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để tránh những biến chứng nguy hiểm khó lường.
Ý kiến của bạn