Kinh nguyệt bao gồm máu và các mô đẩy ra ngoài âm đạo, đây là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Nó còn được gọi là chu kỳ kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 3-5 ngày. Người phụ nữ thường thấy kinh nguyệt lần đầu từ 12-16 tuổi và chu kỳ kinh nguyệt ở từng người cũng khác nhau.
Những dấu hiệu của kinh nguyệt
Chảy máu ở âm đạo kèm theo chất nhầy là dấu hiệu đầu tiên của kinh nguyệt. Ngoài ra một số bạn gái còn có thêm các triệu chứng sau trong những ngày “đèn đỏ” bao gồm:
- Chuột rút, đau bụng, bụng đầy hơi
- Đau vú, căng ngực
- Ăn uống vô độ
- Tâm trạng bất ổn, stress
- Đau đầu, chóng mặt
- Buồn nôn, tiêu chảy
Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt
Sự mất cân bằng hoocmon: ở người phụ nữ là nguyên nhân gây ra rất nhiều các vấn đề như: Choáng đầu, hoa mắt, trầm cảm, dị ứng, dụng tóc.
Có rất nhiều nguyên nhân dấn đến mất cân bằng của hoocmon nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân đối giữa các mức progesterone và estrogen.
Thể dục quá mạnh: Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên những ngày đèn đỏ mà bạn luyện tập quá mức có thể làm cho kinh nguyệt biến mất vì nào làm giảm chất béo trong cơ thể. Vì vậy không nên tập luyện quá sức những ngày này.
Tâm trạng không thoải mái: Căng thẳng, stress là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề về kinh nguyệt như đau bụng kinh, trễ kinh…Vào những ngày này bạn cần giữ tâm trạng thoải mái,
Thế nào là một chu kỳ kinh bình thường ?
Ngày thứ nhất được tính vào ngày đầu tiên của chu kì. Trong ngày này lượng hoocmon giảm, máu và niêm mạc tử cung bắt đầu được đẩy ra ngoài âm đạo, Chảy máu kinh nguyệt thường kéo dài từ 3-5 ngày.
Thông thường đến ngày thứ 7 thì máu kinh không còn chảy nữa. Bắt đầu từ đây, các hoocmon được sản sinh trong các nang túi(chứa chất lỏng) và phát triển thành trứng. Mỗi nang chứa một trứng
Từ ngày 7-14, mỗi nang sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chín. Niêm mạc tử cung bắt đầu mỏng đi , chờ đến khi trứng được thụ tinh sẽ bám vào. Niêm mạc này chứa nhiều máu và chất dính.
Ở trong chu kỳ kinh, hoàn toàn bình thường nếu bạn tiết ra dịch nhầy âm đạo màu trắng sữa, lượng dịch tiết ra thay đổi có tính chu kỳ, cũng giống như lượng hormone tăng và giảm trong suốt chu kỳ kinh.
Khi người phụ nữ lớn tuổi, gần đến thời kỳ mãn kinh, họ sẽ thấy chu kỳ kinh thay đổi. Lúc này, độ dài của chu kỳ kinh có xu hướng ngắn lại, có khi kéo dài đến hàng tháng, hoặc rút ngắn lại chỉ khoảng 2-3 tuần khi càng gần đến giai đoạn mãn kinh.
Nếu bạn dưới 40 tuổi, có chu kỳ kinh rất dài, hoặc dường như chu kỳ kinh đã ngừng hẳn, bạn nên đi khám bác sỹ để tiến hành làm xét nghiệm máu. Bạn cũng nên đi khám bác sỹ nếu bị ra máu giữa kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Một số biện pháp tránh thai, như tiêm hormone hoặc sử dụng dụng cụ tử cung có thể gây chảy máu bất thường. Nếu bạn thấy có gì bất thường, tốt nhất nên tiến hành kiểm tra ngay.
Khi nào cần đi khám bác sỹ
Nếu trong thời kỳ kinh nguyệt bạn có những dấu hiệu sau thì hãy nhanh chóng đi gặp bác sỹ để tư vấn điều trị:
- Chu kỳ kinh lâu hơn binhg thường hoặc quá 7 ngày
- Lượng máu ra nhiều hơn bình thường nhiều lần
- Sốt đột ngột khi dùng tampon
- Chảy má giữa chu kỳ hoặc khi có quan hệ tình dục(Ra nhiều hơn vài giọt)
- Đau bụng kinh dữ dội đến mức không thể chịu được
- Châm kinh 3 tháng hoặc lâu hơn
linh đã bình luận
Đến tháng có khả năng có thai được không ạ . Em cảm ơn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em.
em có thể nói rõ cho tôi biết em và bạn trai đã quan hệ vào ngày nào của chu kỳ kinh nguyệt không?
linh đã bình luận
Vào ngày 1/1/2015. Không quan hệ chỉ ngủ với nhau thôi. Nhưng bạn trai xuất tinh trùng ra giường. Và e nằm lên thì ướt hết áo. Và ngày 17/1 e đến chu kỳ kinh. E thấy đau nhức ngực. Và đau bụng dữ dội. Liệu e có lm sao k?
linh đã bình luận
Trả lời giúp em được k?