Ô dược có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị tiêu thực. Dùng trị hàn ngưng khí trệ, khí nghịch phát suyễn, bụng trướng đau, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, đau bụng khi hành kinh, ăn uống không tiêu, nôn mửa, trẻ nhỏ bị giun, sung huyết, đau đầu, đái són, đái dầm hoặc hay đi tiểu đêm…. Ô dược cũng là một thành phần quan trọng trong ” Khang Nữ Đan”
Cây và vị thuốc ô dược.
Thành phần:
Vị thuốc là rễ của cây ô dược chứa tinh dầu, alcaloid khung aporphin, như oduocin và oxoduocin, camphora, linderalactone, các esther linderola, acid hữu cơ…
Nguồn gốc:
Vị thuốc là rễ khô của cây Ô dược (Lindera myrha Merr), họ long não (Laraceae). Cây mọc hoang trong các rừng núi nước ta.
Công dụng:
Theo y học cổ truyền, ô dược có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, phế, thận, bàng quang.
Có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị tiêu thực. Dùng trị hàn ngưng khí trệ, khí nghịch phát suyễn, bụng trướng đau, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, đau bụng khi hành kinh, ăn uống không tiêu, nôn mửa, trẻ nhỏ bị giun, sung huyết, đau đầu, đái són, đái dầm hoặc hay đi tiểu đêm.
Có thể dùng riêng với liều từ 6 -12g/ngày, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như bạch truật, trầm hương, cam thảo, sinh khương, hoặc cao lương khương, hồi hương, thanh bì, hương phụ…
Bài thuốc chữa bệnh từ cây ô dược:
Ô dược còn có tên gọi khác là sim rừng
Ăn uống không tiêu, bụng trướng đầy:
Ô dược (sao cám), hương phụ (tứ chế), đồng lượng 8 – 12g. Cả hai tán bột mịn, ngày uống 5 – 9g với nước sắc của gừng. Có thể uống 2 – 3 tuần.
Nếu đầy bụng, đau bụng do giun, nhất là trẻ em có thể thay nước gừng bằng nước sắc của 4g hạt cau, trẻ em bị giun chỉ nên uống 5 – 7 ngày. Khi uống thuốc cần tránh các thức ăn tanh, khó tiêu như cua, cá, trứng, mỡ…
Kiết lỵ , sốt, tiêu chảy:
Ô dược (sao cám) tán bột mịn, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5g, uống với nước cơm, trước khi ăn khoảng 1 giờ rưỡi; hoặc phối hợp với cỏ sữa, hoắc hương, mỗi vị 8 – 10g, sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn khoảng 1 giờ rưỡi. Uống liền 1 – 2 tuần lễ.
Đau dạ dày co thắt, do lạnh:
Ô dược 9g, ích trí nhân 6g, tiểu hồi (vi sao) 2g. Sắc hoặc hãm ngày 1 thang, uống 3 lần trước bữa ăn.
Trị chứng cam tích ở trẻ em (trẻ chậm lớn, gầy xanh, nhẹ cân, mắt hay bị nhoèn gỉ, mũi hay viêm, chảy nước mũi, bụng ỏng, đít teo, kém ăn, kém ngủ…):
Ô dược, bạch truật, kê nội kim (màng mề gà) đều sao cám (kê nội kim sao đến khi vị thuốc phồng đều), ý dĩ, hoài sơn (sao vàng), đồng lượng 9 – 12g. Tán bột mịn, ngày 3 lần, mỗi lần 5 – 9g, uống với nước sôi để nguội. Uống liền nhiều đợt, mỗi đợt 2 – 3 tuần.
Trị đau bụng kinh ở phụ nữ:
Ô dược, mộc hương mỗi vị 12g, sa nhân 3g (đều vi sao); huyền hồ (chích giấm) 12g; cam thảo 5g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Uống liền 2 – 3 tuần lễ, sau mỗi khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Uống lặp lại vài đợt.
Ngoài ra, ô dược còn được dùng để trị các chứng bệnh đau xương khớp, đau gối, toàn thân tê mỏi, đau đầu, chóng mặt…
Lưu ý:
- Vì ô dược còn có tên sim rừng, do đó có người đã đào lấy rễ cây sim (Rodomyrtus tomentosa Wight), họ sim (Myrtaceae) để giả mạo vị ô dược, cần lưu ý tránh nhầm lẫn.
- Các trường hợp khí hư, nội nhiệt không nên dùng ô dược.
Ý kiến của bạn