Vừa qua có rất nhiều thắc mắc xung quanh các vấn đề cơ bản của nàng “nguyệt san” (chu kỳ kinh nguyệt) được gửi tới Khang nữ đan. Hôm nay các chuyên gia của Khang nữ đan sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản nhưng cũng không kém phần thú vị cho các chị em, đặc biệt là các nàng ở độ tuổi mới dậy thì còn băn khoăn chưa hiểu về “người bạn” hàng tháng này nhé!
1. Độ dài 1 chu kỳ kinh nguyệt
Ở các điều kiện thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trung bình khoảng 28 ngày. Các nàng có biết nàng “nguyệt san” này lên xuống theo chu kỳ của mặt trăng, cũng giống như thủy triều? Vì một tuần trăng, nghĩa là một thời gian cần thiết để mặt trăng trở về cùng một vị trí trong bầu trời, là hơn kém 28 ngày và một người phụ nữ có thai có thể trông chờ sẽ sinh con sau 10 tuần trăng này. Thêm vào đó, theo Y học phương Đông người đàn bà tượng trưng cho âm, tương ứng với Mặt Trăng nên chu kì sinh lí này được gọi tên Chu kỳ kinh nguyệt hay “nguyệt san” (Nguyệt là Mặt Trăng).
2. Sự kết thúc của 1 chu kỳ
Ngày đầu tiên (và giai đoạn đầu tiên) của chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu khi “đèn đỏ” đến. Trong vòng vài giờ bắt đầu chu kỳ, nồng độ estrogen của bạn sẽ từ từ tăng lên và bạn có xu hướng cảm thấy một sự thay đổi có thể nặng nề hoặc thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) từ những ngày trước đó. Đây là một thời điểm cần được thư giãn do đó các nàng hãy coi đó là một thời gian tuyệt vời để cho đi những thứ làm mình “nặng đầu” trong cuộc sống: công cụ, các mối quan hệ không lành mạnh và những cảm xúc có thể làm tâm trạng của mình đi xuống (tức giận, tiếc nuối, lo lắng).
3. Âm đạo là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất cơ thể
Niêm mạc âm đạo rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Khi sử dụng băng vệ sinh trong những ngày có kinh, các bạn cần chú ý lựa chọn những loại băng không chứa thành phần tẩy rửa và dioxin. Từ khi EPA (Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ) khuyến cáo không có nồng độ an toàn với bất cứ sự phơi nhiễm nào của Dioxin thì các băng vệ sinh hữu cơ là lựa chọn an toàn nhất cho chị em phụ nữ trong những ngày ấy.
4. Estrogen= Năng lượng, sự nhiệt tình và cảm xúc
Trong suốt giai đoạn Estrogen (tuần 2), sự gia tăng ổn định của estrogen làm tăng nồng độ serotonin trong não của bạn, dẫn đến sự gia tăng tổng thể về năng lượng, sự nhiệt tình và cảm giác lạc quan. Nó cũng làm tăng khả năng ngôn ngữ của bạn để tuần hai của chu kỳ “nguyệt san” là một thời gian tuyệt vời để làm bài thuyết trình và có những cuộc trò chuyện quan trọng đấy!
5. Nếu chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bởi Nữ hoàng, thì Nữ hoàng đó chính là sự rụng trứng
Rụng trứng liên quan đến việc giải phóng một quả trứng nhỏ từ một trong hai buồng trứng của bạn (chúng luân phiên nhau trong các chu kỳ kế tiếp). Điều này thường xảy ra giữa ngày 12-16, nghĩa là khả năng có thai của chị em trong những ngày này là cao nhất. Bạn cũng có thể cảm thấy khả năng thu hút người khác vào thời điểm này và cho dù bạn tin rằng đó là do các kích thích tố hay chỉ là một buổi sáng khỏe mạnh lạc quan của bạn, những người khác cũng có thể thấy bạn hấp dẫn hơn bao giờ hết.
6. Nồng độ Progesteron nội sinh tăng cao và trực giác
Ở khí cạnh khác của sự rụng trứng, bạn sẽ cảm thấy những ảnh hưởng của giảm estrogen và testosterone đồng thời với nồng độ progesterone tăng. Nghiên cứu cho thấy hoạt động ở bán cầu não phải tăng lên ở thời gian này- Đây là phần kết hợp với trực quan nhận biết – trong tuần 3 và 4 của chu kỳ. Lúc này các nàng có thể tin vào trực giác của mình. Nhưng đặc biệt chú ý là chỉ trong nửa sau của chu kỳ thôi nhé, và cũng tùy trường hợp nữa.
7. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng vô cùng lớn đến “nguyệt san”
Chu kỳ kinh nguyệt và các hiện tượng, triệu chứng tiền kinh nguyệt phụ thuộc khá lớn vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Bạn có quyền lực để tối đa hóa từng giai đoạn và làm giảm sự khó chịu về thể chất và cảm xúc bằng cách duy trì một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh . Ví dụ, tăng lượng magiê và cơ thể (thông qua thực phẩm hoặc bổ sung), đặc biệt là trong tuần 4 của chu kỳ “nguyệt san” có thể làm giảm đáng kể tình trạng đau bụng kinh do co thắt, trong khi đó thường xuyên cung cấp vitamin B6 trong suốt chu kỳ của bạn có thể giúp giảm thiểu sự đầy hơi.
8. Bạn có thấy “phát điên” không?
Giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt (tuần 4) bao gồm những ngày cuối cùng trước khi bắt đầu một chu kỳ mới. Progesterone tiếp tục tăng cho đến khi kết thúc giai đoạn này nghĩa là khi cả estrogen, testosterone và progesterone giảm mạnh xuống mức thấp nhất. Nói chung, bạn có thể cảm thấy như mình sắp “phát điên”, các triệu chứng có thể là:
- Về cảm xúc: buồn rầu, thay đổi tính tình, hay gây gổ, bực bội.
- Về thể chất: mệt mỏi, thay đổi khẩu vị, thèm món ăn ngọt như bánh kẹo; dễ đầy bụng, mệt mỏi, nhức đầu, bốc hỏa trên mặt, mất ngủ, đau nhức cơ bắp, co đau bụng dưới, trở ngại tình dục, nổi mụn trứng cá trên mặt …
- Về nhận thức: Mất định hướng, kém tập trung, hay quên.
- Về hành vi: Hay gây sự, cãi cọ, thích ở một mình, không còn thích thú đến mọi sự việc.
Ở nhiều người, các triệu chứng trên rất khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống cá nhân cũng như công việc, học tập,… Trái lại có người chỉ cảm thấy khó chịu thoảng qua trong vài giờ trước khi có kinh. Giải pháp cho các nàng là gì? Đây là hiện tượng sinh lý chứ không phải bệnh lý, các bạn hãy cho phép mình thư giãn hơn, cường độ làm việc giảm đi một chút và chăm sóc bản thân kỹ càng hơn trong những ngày này nhé.
9. Thái độ tích cực giúp “nguyệt san” dễ chịu hơn
Kinh nguyệt là yếu tố có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Bất cứ sự thay đổi không có lợi nào cho sức khỏe đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của chị em. Gạt bỏ những chuyện lo lắng để có tinh thần cho lạc quan hơn, đồng thời chú tâm hơn vào việc chăm sóc cơ thể bằng cách ăn uống điều độ, bổ sung dinh dưỡng, chăm chỉ tập thể dục, vận động hàng ngày… sẽ giúp bạn gái có chu kỳ “nguyệt san” dễ chịu.
Ánh Tuyết
Ý kiến của bạn