Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống. Chủ trị các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh thống kinh, khó sanh, sau sanh đau bụng, ngực sườn đau tức, chân tay tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đau đầu, chứng phong thấp tý. Xuyên khung là một thành phần quan trọng trong ‘ Khang Nữ Đan”.
Bộ phận dùng: Thân rễ – Rhizoma Ligustici , thường gọi là Xuyên khung
Nơi sống và thu hái:
Cây của Trung Quốc, ta nhập trồng ở nơi khíBa hậu mát thuộc các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lâm Ðồng, Kon Tum. Trồng bằng hạt hoặc bằng mầm rễ vào tháng 1-2; đến tháng 11 năm sau (trồng được hai năm), khi thấy cây đã lụi hết lá, chỉ còn vài lá ngọn thì thu hoạch. Ðào củ, cắt bỏ rễ và cuống, cành lá, phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến thật khô.
Củ thường có vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, chắc, nặng. Khi dùng đem rửa sạch, ủ 2-3 ngày đêm (hoặc có thể đồ trong 3 giờ) cho mềm. Thái lát hoặc bào mỏng 1-2mm. Phơi khô hoặc sấy nhẹ, rồi sao thơm, hay tẩm rượu 1 đêm rồi sao qua. Bảo quản trong thùng kín, nơi khô ráo, phía dưới lót vôi bột; định kỳ sấy diêm sinh.
Thành phần hóa học: Có alcaloid bay hơi và tinh dầu; trong đó có ferulic acid, 4 hydroxy -3- butylphthalide, senkyunolide, ligustilide, tetramethylpyrazine, chuanxiongol, sedanic acid.
Tính vị, tác dụng: Xuyên khung có vị cay thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa kinh nguyệt không đều,đau bụng kinh, ngực bụng đầy trướng, nhức đầu, cảm mạo, phong thấp tê đau. Liều dùng 4-12g sắc uống, thường trị phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuôc chữa bệnh từ Xuyên Khung
Chữa phụ nữ đau bụng kinh, kinh chậm kỳ, màu sắc nhạt và sau khi sinh đau dạ con: Dùng Xuyên khung, Ðương quy đều 10g, sắc uống.
Chữa nhức đầu, chóng mặt : Xuyên khung 6g, Tế tân 2g, Hương phụ 3g, nước 300ml. Sắc còn 100ml chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa phong thấp viêm khớp phát sốt ớn lạnh, đau nhức : Xuyên khung, Bạch chỉ, Ngưu tất đều 12g, Hoàng đằng 8g, sắc uống.
Ghi chú : Không dùng độc vị. Dùng lâu có thể bị chứng hay quên (kém trí nhớ).
Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn