Tìm hiểu về bệnh hội chứng ruột kích thích
Bệnh hội chứng ruột kích thích là bệnh lý về tiêu hóa thường gặp gây ra rối loạn chức năng đại tràng. Hội chứng ruột kích thích được chia ra thành 4 nhóm chính:
- IBS-D ( Tiêu chảy là chủ yếu )
- IBS-C ( Táo bón chủ yếu)
- IBS-M ( Vừa tiêu chảy vừa táo bón)
- IBS-U ( Không tiêu chảy, không táo bón).
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:
- Do yếu tố thực phẩm, ăn uống, thói quen sinh hoạt uống rượu bia, thuốc lá…
- Do rối loạn nhu động ruột gây lên những biểu hiện khó tiêu, ợ chua, đầy hơi…
- Ruột bị nhạy cảm dễ đói, dễ đi tiêu hơn những người bình thường
- Do taam lý, stress, căng thẳng lo âu liên tục cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua của bệnh hội chứng ruột kích thích
Xem thêm: Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và phòng ngừa
Triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích
Biểu hiện về rối loạn tiêu hóa
- Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu là những triệu chứng không thể bỏ qua của bệnh. Những triệu chứng này tăng lên khiến người bệnh cảm thấy khó chiụ, stress. Những triệu chứng đau và khó chịu này này giảm bớt khi người bệnh có thể đi tiêu và trung tiện
- Biểu hiện chướng bụng, đầy bụng ở hội chứng ruột kích thích thường ít gặp lúc mới ngủ dậy nhưng tăng dần lên trong ngày.
- Rối loạn chuyển vận ruột: Bệnh nhân thay đổi số lần đi cầu và hình dạng phân, ảnh hưởng đến cách thức đi ngoài như mót rặn, đau nhẹ hậu môn, són phân…
Các biểu hiện khác:
- Cảm giác rõ rệt nhất với bệnh nhân đó là mệt mỏi, khó chịu kéo dài: đau đầu, đau lưng, khó ngủ, rối loạn về phụ khoa….
- Người bệnh lo âu bồn chồn kéo dài, là tình trạng táo bón, tiêu chảy không liên tục, kéo dài có bệnh nhân còn bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ.
- Ngoài ra còn có các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, nóng ở thượng vị, buồn nôn, khó nuốt, cảm giác có cục vướng ở họng…
Xem thêm: Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích
Cách điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích
Ngồi thiền, yoga là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích
Bệnh hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh cho nên phương pháp để điều trị bệnh chủ yếu vẫn tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng để bệnh nhân có cuộc sống sinh hoạt thoải mái hơn. Cho nên cách điều trị hội chứng ruột kích thích có thể thực hiện theo phương pháp:
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc chống đau, giảm co thắt: Duspataline, Phloroglucinol EG, No-spa, Spasfon…
- Thuốc chống táo bón: Sử dụng các thuốc nhuận tràng (Carbophos, Forlax, Tegaserod, Duphalac…) kết hợp với uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ.
- Thuốc chống ỉa chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium…
- Thuốc chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt…
- Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl…
Vì mỗi người có một cơ địa khác nhau, triệu chứng bệnh khác nhau nên người bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, Vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải qua thăm khám và kê đơn thuốc của bác sĩ mới có thể sử dụng được để tránh việc sử dụng thuốc điều trị không mang lại hiệu quả mà bệnh tình lại càng nặng hơn.
Ngoài những loại thuốc kể trên, không thể không nhắc đến những phương pháp cần thiết để giảm thiểu triệu chứng hội chứng ruột kích thích như:
Chế độ ăn uống:
- Người bệnh nên tìm hiểu những loại thức ăn làm cho triệu chứng trầm trọng hơn và hạn chế ăn những loại thức ăn đó.
- Bổ sung chất xơ: Duy trì một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, ngũ cốc và rau quả, có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước để giúp ruột già hoạt động tốt đối vối những trường hợp bệnh nhân bị táo bón.
- Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu đầy hơi khó chịu hoặc đánh hơi một lượng đáng kể khí, người bệnh nên tránh các hạng mục như đồ uống có ga, xà lách, trái cây tươi và rau quả, đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và súp lơ.
- Nên đặt thời gian biểu ăn uống đúng giờ, tránh để đói quá, hoặc no quá. Những trường hợp tiêu chảy nên ăn ít một, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Hạn chế thức ăn có thể gây khó tiêu, tiêu chảy như: cá, dầu mỡ, rau sống, sữa tươi.
- Nên tránh xa các loại rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, thực phẩm có nhiều đường lactose.
- Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ cũng nên hạn chế sử dụng.
- Không ăn những thực phẩm để lâu, bảo quản không tốt, các loại gia vị cay (ớt, hạt tiêu…).
Xem thêm: Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Hội chứng ruột kích thích là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Nếu bệnh nhân có cách điều trị hội chứng ruột kích thích tốt, kiên trì, có chế độ ăn uống hợp lý và biết cách giữ cân bằng tâm lý trong cuộc sống sẽ giúp hạn chế tối đa việc xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Ý kiến của bạn