Vô kinh được hiểu đơn giản là không có chu kì kinh nguyệt (ngay từ khi dậy thì cho đến sau này – vô kinh nguyên phát), trước đó có kinh nguyệt nhưng liên tục bị mất trong 3 chu kì hoặc nhiều hơn 3 chu kì nhưng không phải có thai (vô kinh thứ phát). Chu kỳ kinh nguyệt được chi phối bởi hoạt động trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng với cơ quan đích là tử cung. Nếu một trong các cơ quan trên bị ảnh hưởng sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có vô kinh.
Nguyên nhân dẫn đến vô kinh
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh, có thể là do tự nhiên (do cấu tạo cơ thể của người phụ nữ), do tác động của một số loại thuốc hoặc cũng có thể do tình trạng sức khỏe gây ra. Vô kinh một cách tự nhiên thường xuất hiện trong thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ có thai hoặc thời gian cho con bú.
Trong một số trường hợp, chị em dùng thuốc tránh thai lâu dài hoặc không phù hợp cơ địa cũng có thể dẫn tới tình trạng vô kinh. Và khi ngưng uống thuốc, có người sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại ngay sau đó nhưng cũng có người mất kinh tới tận 6 tháng hoặc lâu hơn. Các biện pháp tránh thai liên quan đến hormone khác như cấy, tiêm hoặc dụng cụ tử cung cũng có thể dẫn đến hiện tượng vô kinh.
Tình trạng vô kinh còn có thể xuất phát từ nguyên nhân dùng thuốc kéo dài. Các loại thuốc như thuốc chống loạn thần kinh, thuốc chống trầm cảm, hóa trị liệu trong trường hợp bị bệnh ung thư và các loại thuốc để kiểm soát huyết áp… cũng có thể có thể tác dụng phụ là gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt và gây vô kinh.
Ngoài ra, các chị em cũng cần chú ý đến lối sống hay các thói quen của mình trong cuộc sống hàng ngày. Nên tuyệt đối tránh các trạng thái căng thẳng thần kinh, thừa cân, thiếu cân hay tập thể dục quá nhiều… Sở dĩ chị em phải chú ý những điều này là vì chúng có tác động phần nào đến chu kì kinh nguyệt, cơ thể bắt đầu sản xuất các hormone hỗ trợ rụng trứng ít hơn, trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm cho chu kì kinh biến mất và dẫn đến vô kinh.
Mất cân bằng nội tiết gây ra do hội chứng buồng trứng đa nang, sự cố tuyến giáp, khối u tuyến yên hoặc mãn kinh sớm… nếu không được điều chỉnh kịp thời cũng dễ dàng làm cho chu kì kinh nguyệt bị gián đoạn kéo dài, kể cả tình trạng vô kinh cũng có thể xuất hiện.
Ảnh hưởng sức khỏe của hiện tượng vô kinh
Dấu hiệu phổ biến nhất khi bị vô kinh là không có chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nó cũng có thể có một số triệu chứng khác kèm theo, chẳng hạn như dịch tiết âm đạo, sữa, đau đầu, rụng tóc, mọc nhiều lông trên mặt, giảm thị lực… Nếu bạn bị mất ít nhất 3 chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên đi khám sớm để biết bệnh của mình và có hướng khắc phục kịp thời.
Nếu rơi vào trường hợp vô kinh nguyên phát thì chắc chắn hoạt động của buồng trứng sẽ không thuận lợi như bình thường, sự phóng noãn có thể diễn ra nhưng rất khó thụ thai.Còn trong trường hợp vô sinh thứ phát, hoạt động rụng trứng của người phụ nữ cũng không đều đặn, do đó, việc thụ thai cũng gặp khó khăn lớn.
huyen đã bình luận
Em nam nay 18tuoi.em co giau hieu kinh nguyet khong deu tu nam lop 9 (6 thang moi co 1 lan) nhung 1 thoi gian sau chu ki kinh nguyet van dien ra binh thuong (1 thang 1 lan).nhung thoi gian gan day kinh nguyet cua e lai k deu (2 thang nay roi ma e van chua co lai kinh).e mong bac si tu van giup e vi hien gio e rat hoang mang va lo lang minh se bi vo sinh
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em.
Rất nhiều người phụ nữ trong cuộc đời có thể bị một vài lần chậm kinh nguyệt hàng tháng trời( trước đó đã có kinh nguyệt đều chứ không tính lúc mới có kinh) nhưng hiện tượng này chỉ diễn ra trong 2-3 chu kỳ là lại trở về bình thường, nguyên do thường gặp nhất là căng thẳng, stress hay thay đổi lối sống. Việc kinh nguyệt không đều có thể làm cho người phụ nữ khó mang thai hơn bình thường nhưng khi điều trị để kinh nguyệt trở về bình thường thì khả năng có con lại cao. Tôi khuyên em cứ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi điều độ và tránh stress thì chu kỳ kinh nguyệt của em sẽ mau chóng trở lại bình thường hoặc em có thể sử dụng sản phẩm Khang Nữ Đan giúp điều hòa kinh nguyệt khiến kinh nguyệt nhanh chóng trở lại bình thường. Em chú ý nếu sau 2 chu kỳ nữa mà kinh nguyệt của em vẫn chậm nhiều như vậy thì em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Chúc em sức khỏe.
thiên hoà đã bình luận
E 20 tuổi nhưng trước đấy e đã phá thai 1 lần. Bây giờ kinh nguyệt e k đều đã 2 tháng rồi mà không có kinh. Liệu e có bị vô sinh không ạ
Khang Nữ Đan đã bình luận
Chị chào em!
Trước hết chị cảm ơn em đã đặt câu hỏi tới Khangnudan.vn.
Chị xin trả lời câu hỏi của em là: Sau khi phá thai, nội mạc tử cung bị tác động, gây tổn thương, nên cần một thời gian phục hồi, thêm nữa, cơ thể phụ nữ còn có nhiều tác động, dễ rối loạn nội tiết, nên thời gian có kinh trở lại, tùy theo cơ địa của từng người, dao động trong khoảng 1-3 tháng. Tuy nhiên, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý, nếu bạn thấy khí hư ra nhiều, mùi hôi, hoặc ngứa rát… Vậy nên, Để yên tâm, chị khuyên em đi khám để biết chính xác hơn.
Thay mặt, nhãn hàng Khang Nữ Đan chúc em sức khỏe!
Nga đã bình luận
Em 13 tuổi có kinh lần đầu tiên kéo dài 7 ngày những đã 3 tháng rồi em vẫn chưa có kinh cho em hỏi có sao không ạ
Nga đã bình luận
Em có tập thể thao