Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến của đường tiêu hóa. Bệnh không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Song song với phương pháp điều trị bằng tây y thì bạn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học tốt cho dạ dày để hỗ trợ và điều trị bệnh, giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá. Dưới đây là một số thông tin về bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì bạn có thể tham khảo.
Mục lục
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày nguyên nhân do mất cân bằng giữa nồng độ acid dạ dày và niêm mạc dạ dày- lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:
Nhiễm khuẩn
Đây là nguyên nhân dễ gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) rất phổ biến. Chúng có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc ăn uống, lây qua thức ăn và nước uống. Ngoài ra vi khuẩn Hp còn có thể phát triển sinh sôi trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
Sử dụng thuốc:
Một số loại thuốc giảm đau hay kháng viêm như aspirin, ibuprofen, steroid,… nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng hoặc lạm dụng quá nhiều thì có thể là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Một số các yếu tố nguy cơ:
- Hút thuốc lá có thể tăng loét dạ dày ở người nhiễm vi khuẩn HP.
- Rượu bia, chất kích thích có thể làm tăng kích thích và mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày và gây kích thích làm tăng sản xuất acid ở dạ dày.
- Chế độ ăn không hợp lý: Thường xuyên ăn quá khuya, ăn quá nhiều thức ăn gây kích thích như cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất bảo quản có thể gây viêm loét dạ dày.
- Yếu tố tâm lý: Stress, căng thẳng kéo dài, chấn thương, lo lắng mệt mỏi là nguy cơ gây viêm loét dạ dày…
Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột có tác dụng giúp niêm mạc tránh khỏi acid, ngăn ngừa tổn thương từ vết loét. Một số thực phẩm giàu tinh bột cần kể đến:
- Bánh mì,
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Khoai
- Sẵn
- Các loại gạo, cơm nếp…
Các loại tinh bột từ những thực phẩm này giúp dạ dày dễ tiêu hóa, giảm các tổn thương bề mặt niêm mạc
Thực phẩm giàu vitamin
Các loại thực phẩm giàu vitamin không thể thiếu đối với cơ thể. Tuy nhiên khi mắc viêm loét dạ dày, không phải loại thực phẩm giàu vitamin nào cũng tốt cho dạ dày
Rau củ
- Rau củ là một trong những thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe đặc biệt có thể cải thiện tình trạng viêm loét của niêm mạc dạ dày như: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Canxi (Ca), Sắt (Fe)…
- Các loại rau củ như bắp cải, rau cải, củ cải, các loại hạt họ đậu có nhiều vitamin nhất là vitamin U giúp làm nhanh lành các vết loét. Trong cải xanh chứa nhiều hoạt chất hợp chất isothiocyanate sulforaphane giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường đề kháng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra được dễ dàng hơn.
Trái cây
Trái cây chứa nhiều vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Người mắc viêm loét dạ dày có thể lựa chọn nhiều loại trái cây giúp hỗ trợ, điều trị bệnh trong giai đoạn điều trị đau dạ dày.
- Chuối: Có rất nhiều dưỡng chất có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn HP cũng như làm tăng lượng chất nhầy sản sinh giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Dừa: Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói.
- Táo: Dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.
Dù trái cây rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên các chuyên ra cho rằng nếu bạn dung nạp quá nhiều có thể gây ra tình trạng ợ nóng.
➤Xem thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì
Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein rất cần thiết cho người viêm loét dạ dày bởi nó giúp kháng viêm và nhanh làm liền các vết loét trên niêm mạc dạ dày và các tế bào khác bị tổn thương…Ngoài ra người bệnh cần tăng sức đề kháng và có sức khỏe phòng chống lại bệnh tật
Phần lớn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao là: sữa chua, sữa ít béo, thịt nạc, cá, đậu nành….
Bác sĩ khuyến nghị người đang trong giai đoạn điều trị viêm loét dạ dày nên bổ sung protein bằng những thực phẩm sau:
- Thịt nạc
- Cá
- Trứng
- Bơ
- Các sản phẩm từ đậu nành
- Đậu Hà Lan
Tuy nhiên, đây là những thực phẩm có thể gây đầy bụng khó tiêu nếu sử dụng nhiều. Chính vì thế, người bệnh nên sử dụng vừa phải.
Bổ sung nước
- Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể bởi nó giúp thanh lọc cơ thể. Với bệnh viêm loét dạ dày, nước càng không thể thiếu bởi triệu chứng của bệnh thường là ợ nóng, ợ hơi, ợ chua càng cần bổ sung nước. Chính vì vậy, người bệnh nên bổ sung nước đầy đủ từ 2-2,5 lít/ ngày
- Ngoài ra, có thể bổ sung thêm nước ép, trà thảo dược để ngăn ngừa triệu chứng của bệnh và giúp tăng sức đề kháng. Có thể bổ sung thêm trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng, trà quế… để ngăn ngừa triệu chứng khó tiêu của bệnh.
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng nên tránh xa một số loại thực phẩm dưới đây để ngăn ngừa triệu chứng viêm loét dạ dày:
- Hạn chế những loại thực phẩm ngâm muối chua như dưa, cà, kim chi…. Bởi những loại thực phẩm này khiến cho dạ dày khó xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.
- Tránh xa các loại đồ ăn sống, lạnh bởi chúng ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
- Hạn chế ăn những thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ vì chúng gây khó tiêu hóa làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể gây máu nhiễm mỡ không tốt cho sức khỏe.
- Tránh xa thuốc, khói thuốc, các chất kích thích như: rượu, bia,… để bảo vệ dạ dày. Bởi vì khi sử dụng chúng sẽ làm giảm sức đề kháng của dạ dày.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của thực phẩm trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày– tá tràng, ngăn ngừa cơn đau và cải thiện tình trạng tiêu hoá, dinh dưỡng cho người bệnh. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để có sức khỏe tốt cho bạn và người thân.
Nguồn tham khảo: Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì
Ý kiến của bạn