Hội chứng ruột kích thích ibs là rối loạn chức năng mạn tính đường tiêu hóa dưới. Hội chứng ruột kích thích không gây ra viêm nhiễm hay những thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách quản lý lối sống, chế độ ăn uống và căng thẳng. Điều này xảy ra trong trường hợp không có tổn thương thực thể
Hội chứng ruột kích thích ibs có bốn thể:
- IBS-táo bón (IBS-C)
- IBS-tiêu chảy (IBS-D)
- IBS-hỗn hợp (IBS-M)
- IBS không xác định
Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích, nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa
Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích ibs
Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ nguyên nhân cụ thể đối với IBS. Một giả thuyết cho rằng những người bị IBS có một đại tràng là đặc biệt nhạy cảm và dị ứng với một số loại thực phẩm và căng thẳng.
Thành của ruột được lót bằng lớp cơ, co và thư giãn phối hợp ở mỗi nhịp khi chúng di chuyển thức ăn từ dạ dày qua đường ruột vào trực tràng. Nếu có hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường. Thực phẩm bắt buộc qua đường ruột nhanh hơn, gây ra khí, đầy hơi và tiêu chảy.
Thực phẩm:
Một số trường hợp người bệnh hội chứng ruột kích thích nhận thấy triệu chứng của bệnh xấu đi khi họ dùng một số loại thực phẩm như: dùng chocolate, rượu, uống sữa…
Một số người bị hội chứng ruột kích thích ibs cảm thấy đầy bụng, đầy hơi khó chịu khi uống đồ uống có ga và ăn một số loại rau, hoa quả…
Chính vì vậy, tùy theo dấu hiệu của hội chúng ruột kích thích ibs mà ta cần tránh dung nạp, không có quy tắc nào cho những thực phẩm được lựa chọn.
Vi khuẩn:
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng IBS có thể được gây ra do bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng những người đã có viêm dạ dày ruột có thể bị IBS, nếu không gọi là truyền nhiễm IBS.
Ruột bị nhạy cảm.
Hệ thống ruột bị nhạy cảm cũng rất dễ khiến cho người bệnh bị mắc chứng bệnh hội chứng ruột kích thích. Thường những người bị mắc hội chứng ruột kích thích sẽ cảm thấy dễ bị đói và muốn đi vệ sinh hơn đối với người bình thường. Hoạt động của người có nhu động ruột nhạy cảm rất dễ bị đi ngoài chỉ cần sự thay đổi về thời tiết hoặc do ăn phải đồ ăn có thể sẽ dẫn đến chứng đau bụng và đi ngoài.
Căng thẳng:
Những dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích gây ra những căng thẳng khó chịu mệt mỏi như một thói quen hằng ngày. Những căng thẳng này làm các triệu chứng ngày càng nặng hơn.
Rối loạn căng, thẳng lo âu, mệt mỏi là nguyên nhân quan trọng góp phần mắc hội chứng ruột kích thích ibs
Những bệnh khác:
Đôi khi một căn bệnh, chẳng hạn như là một cơn bệnh cấp tính của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng (viêm dạ dày ruột), có thể gây ra hội chứng ruột kích thích.
Xem thêm: Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và phòng ngừa
Triệu chứng bệnh hội chứng ruột kích thích ibs:
Đau bụng: Cơn đau bụng có thể ập đến bất cứ lúc nào mà người bệnh không rõ nguyên nhân, ngay cả khi không ăn uống gì, đôi khi có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên tại vị trí đau. Khi căng thẳng, lo âu thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
Đi ngoài: Người bệnh bị hội chứng ruột kích thích có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, có thể bị táo bón xen lẫn tiêu chảy. Tiêu chảy thường xảy ra vào buổi sáng, sau bữa điểm tâm. Khi đi ngoài xong vẫn muốn đi tiếp, cảm giác đi không hết phân.
Rối loạn đại tiện: Táo bón kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần và tiếp theo là tiêu chảy là một dấu hiệu của ibs. Những thay đổi này thường gây kích thích ở bệnh nhân ibs do căng thẳng, lo lắng hoặc thậm chí trầm cảm. Người bệnh cũng có sự thay đổi về cảm giác khi đại tiện: thấy mót, cần đi ngay, hoặc có cảm giác đi không hết phân.
Đầy bụng: Khi các vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa thức ăn và bảo vệ thành ruột mất cân bằng, hệ tiêu hoá và khả năng miễn dịch sẽ bị suy giảm. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu, ợ chua, đau ngực, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm….
Chất nhầy trong phân: Những người bị hội chứng ibs thường sẽ xuất hiện chất nhầy trong phân. Mặc dù ai cũng có thể xuất hiện triệu chứng này ở một thời điểm nào đó nhưng nó thường tăng ở bệnh nhân ibs. Tuy nhiên, nếu xuất hiện cả máu trong phân thì bạn nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra.
Xem thêm: Phương pháp chẩn đoán hội chứng kích thích đường ruột
Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích ibs tái phát
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng của hội chứng ruột thích thích ibs là tránh các tác nhân gây khởi phát bệnh. Việc làm đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể là cách lâu dài để ngăn ngừa các triệu chứng của ibs:
- Cách tốt nhất để tránh các triệu chứng là tránh carbohydrat phức, các loại đậu, hút thuốc và uống rượu, các chất kích thích
- Dung nạp đủ chất cơ bởi chất xơ trong chế độ ăn có thể có lợi hoặc gây hại cho tình trạng bệnh phụ thuộc vào việc bạn bị táo bón hay tiêu chảy. Lượng chất xơ ở người bị hội chứng ruột kích thích ibs nên được điều chỉnh theo các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh. Chế độ ăn chứa ít chất xơ có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng IBS nếu chế độ ăn nhiều carbohydrat làm tăng nguy cơ bị chướng bụng và đầy hơi.
- Ăn nhiều hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ và rau lá xanh.
- Nếu bạn bị táo bón hãy tăng cường hấp thu chất xơ. Nhưng cần đảm bảo tăng dần lượng chất xơ vì sự thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống có thể khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn.
- Lập 1 cuốn sổ theo dõi chế độ ăn hằng ngày để tìm mối liên quan giữa thực phẩm ăn vào và các triệu chứng họi chứng ruột kích thích ibs. Do vậy, trong phần lớn các trường hợp, có thể cần thay đổi thói quen ăn uống.
- Tìm hiểu xem xét xét sử dụng các men vi sinh vì chúng cũng đực thấy là làm giảm triệu chứng.
- Tránh ăn những thực phẩm cay và thực phẩm giàu chất béo. Những thực phẩm nhiều chất béo không chỉ làm nặng thêm các triệu chứng IBS mà còn không tốt cho sức khỏe.
- Những thực phẩm cay dễ kích thích đường ruột và ảnh hưởng xấu hơn tới các triệu chứng tiêu chảy.
- Tránh các thực phẩm và đồ uống khác như cà phê, trà mà bạn nghĩ có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng. Theo hướng dẫn NICE, người bị IBS nên hạn chế các đồ uống chứa caffein dưới 3 cốc mỗi ngày.
- Không ăn quá nhiều: Kiểm soát khẩu phần ăn. Chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ hơn trong ngày. Không ăn vào nửa đêm
- Thực hiện lối sống lành mạnh. Thường xuyên tập luyện và ngủ đủ giấc. Tránh hút thuốc và hạn chế uống rượu.
Ý kiến của bạn