Khang Nữ Đan http://khangnudan.vn Giảm đau bụng kinh- Điều hòa kinh nguyệt Sat, 10 Dec 2022 02:32:11 +0700 vi hourly 1 Tác dụng chữa bệnh của Xuyên Khung http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-xuyen-khung-757/ http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-xuyen-khung-757/#respond Sun, 11 Aug 2013 02:47:52 +0000 http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-xuyen-khung-757/ Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống. Chủ trị các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh thống kinh, khó sanh, sau sanh đau bụng, ngực sườn đau tức, chân tay tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đau đầu, chứng phong thấp tý. Xuyên khung […]

The post Tác dụng chữa bệnh của Xuyên Khung appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống. Chủ trị các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh thống kinh, khó sanh, sau sanh đau bụng, ngực sườn đau tức, chân tay tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đau đầu, chứng phong thấp tý. Xuyên khung là một thành phần quan trọng trong ‘ Khang Nữ Đan”.

Tác dụng chữa bệnh của Xuyên Khung

Bộ phận dùng: Thân rễ – Rhizoma Ligustici , thường gọi là Xuyên khung

Nơi sống và thu hái:

Cây của Trung Quốc, ta nhập trồng ở nơi khíBa hậu mát thuộc các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lâm Ðồng, Kon Tum. Trồng bằng hạt hoặc bằng mầm rễ vào tháng 1-2; đến tháng 11 năm sau (trồng được hai năm), khi thấy cây đã lụi hết lá, chỉ còn vài lá ngọn thì thu hoạch. Ðào củ, cắt bỏ rễ và cuống, cành lá, phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến thật khô.

Củ thường có vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, chắc, nặng. Khi dùng đem rửa sạch, ủ 2-3 ngày đêm (hoặc có thể đồ trong 3 giờ) cho mềm. Thái lát hoặc bào mỏng 1-2mm. Phơi khô hoặc sấy nhẹ, rồi sao thơm, hay tẩm rượu 1 đêm rồi sao qua. Bảo quản trong thùng kín, nơi khô ráo, phía dưới lót vôi bột; định kỳ sấy diêm sinh.

Thành phần hóa học: Có alcaloid bay hơi và tinh dầu; trong đó có ferulic acid, 4 hydroxy -3- butylphthalide, senkyunolide, ligustilide, tetramethylpyrazine, chuanxiongol, sedanic acid.

Tính vị, tác dụng: Xuyên khung có vị cay thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa kinh nguyệt không đều,đau bụng kinh, ngực bụng đầy trướng, nhức đầu, cảm mạo, phong thấp tê đau. Liều dùng 4-12g sắc uống, thường trị phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuôc chữa bệnh từ Xuyên Khung

Tác dụng chữa bệnh của Xuyên Khung

Chữa phụ nữ đau bụng kinh, kinh chậm kỳ, màu sắc nhạt và sau khi sinh đau dạ con: Dùng Xuyên khung, Ðương quy đều 10g, sắc uống.

Chữa nhức đầu, chóng mặt : Xuyên khung 6g, Tế tân 2g, Hương phụ 3g, nước 300ml. Sắc còn 100ml chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa phong thấp viêm khớp phát sốt ớn lạnh, đau nhức : Xuyên khung, Bạch chỉ, Ngưu tất đều 12g, Hoàng đằng 8g, sắc uống.

Ghi chú : Không dùng độc vị. Dùng lâu có thể bị chứng hay quên (kém trí nhớ).

Nguồn: Sưu tầm

The post Tác dụng chữa bệnh của Xuyên Khung appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-xuyen-khung-757/feed/ 0
Tác dụng chữa bệnh của Trần Bì http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-tran-bi-753/ http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-tran-bi-753/#respond Sat, 10 Aug 2013 02:24:59 +0000 http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-tran-bi-753/ Trần bì có tên khoa học là Citrus deliciosa Tenore. Vỏ Quít được phơi hay sấy khô để càng lâu năm càng tốt nên gọi là Trần bì. Vị thuốc còn có tên là Quảng trần bì, Tần hội bì. Trần bì có nhiều công dụng và cũng là một thành phần trong  ” Khang […]

The post Tác dụng chữa bệnh của Trần Bì appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Trần bì có tên khoa học là Citrus deliciosa Tenore. Vỏ Quít được phơi hay sấy khô để càng lâu năm càng tốt nên gọi là Trần bì. Vị thuốc còn có tên là Quảng trần bì, Tần hội bì. Trần bì có nhiều công dụng và cũng là một thành phần trong  ” Khang Nữ Đan”.

Tác dụng chữa bệnh của Trần Bì

Mô Tả: Cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hơi dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt. Trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Cao Lạng. Dùng vỏ quả và lá; vỏ quả để khô thường gọi là Trần bì.

Thu hái: Thu hái quả tháng 11-1 năm sau.

Bộ phận thường dùng: Vỏ quả chín khô (Pericrpium Citri Reticlatae).

Tác dụng chữa bệnh của trần bì

+ Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột:

Tinh dầu của Trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn dạ dày và ruột.

+ Tác dụng khu đàm bình suyễn :

Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp làm tăng dịch tiết, làm loãng đàm dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm giãn phế quản hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất Quất bì với nồng độ 0,02g ( thuốc sống)/ml hoàn toàn ngăn chận được cơn co thắt phế quản chuột lang do histamin gây nên.

+ Kháng viêm, chống lóet:

Thành phần humulene và anpha humulenol acetat có tác dụng như vitamin P. Chích Humulene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170 -25mg/kg có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng. Chích 10mg Humulene vào ổ bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng histamin, gây tăng tính thẩm thấu của thành mạch. Anpha humulenol acetate có tác dụng chống lóet rõ và làm giảm tiết dịch vị trên mô hình gây lóet dạ dày bằng cách thắt môn vị.

+ Tác dụng đối với hệ tim mạch:

Nước sắc Trần bì tươi và dịch chiết cồn với liều lượng bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế, nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhưng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó.

+ Tác dụng kháng khuẩn:

Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết.

+ Những tác dụng khác: Trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung. chữa đau bụng kinh và các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt

Ứng dụng lâm sàng:

Tác dụng chữa bệnh của Trần Bì

1. Trị chứng nôn do hàn: tiêu chảy thường.

  • Quất bì thang: Quất bì 12g, Sinh khương 8g: sắc uống.
  • Bình vị tán ( Hòa tễ cục phương): Trần bì, Cam thảo, Thương truật, Hậu phác lượng bằng nhau tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 4 – 6g, ngày uống 2 – 3 lần hoặc làm thuốc thang uống trị ỉa chảy.
  • Dị công tán ( Tiểu nhi dược chứng trục quyết): Đảng sâm 8g, Bạch truật 8g, Bạch linh 8g, Chích thảo 4g, Trần bì 4g: sắc nước uống hoặc làm thuốc hoàn, tán dùng trị: rối loạn tiêu hóa, trẻ suy dinh dưỡng.
  • Thông tả yếu phương ( Cảnh nhạc toàn thư): Bạch truật ( thổ sao) 12g, Phòng phong (sao) 8g, Bạch thược (sao) 8g, Trần bì (sao) 6g. Theo tỷ lệ này làm thuốc hoàn, tán mỗi lần uống 4 – 6g, ngày 2 -3 lần, hoặc làm thuốc thang uống. Trị chứng tiêu chảy thường có kèm sôi bụng và đau bụng.

Trị viêm tuyến vú cấp:

Hàn Thiệu Minh dùng mỗi ngày Trần bì 30g, Cam thảo 6g: sắc uống trị 88 ca, kết quả khỏi 85 ca ( Tạp chí Ngoại khoa Trung hoa 1959, 4:326).

Trị viêm phế quản mạn ho nhiều đờm:

Trần lượng Hoa dùng Trần bì 6g, Bán hạ 6g, Bạch linh 10g, Đương quy 20g, Cam thảo 6g, Gừng 3 lát, tùy chứng gia giảm trị 33 ca kết quả tốt 17 ca, đỡ nhiều 14 ca, không kết quả 2 ca (tạp chí Trung y Triết giang 1985, 1:18).

Trị bỏng:

Vỏ Quít thái nhỏ ( dùng vỏ quít tươi) cho vào lọ đậy kín để nát thành nước hoặc hồ bôi vào chỗ bỏng mỗi ngày nhiều lần trị 40 ca bỏng vật lý độ 1, 2. Thuốc có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, làm săn da ( Tạp chí Xích cước y sinh 1975, 4:11).

Nguồn : Sưu tầm

The post Tác dụng chữa bệnh của Trần Bì appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-tran-bi-753/feed/ 0
Tác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu http://khangnudan.vn/cay-ngai-cuu-714/ http://khangnudan.vn/cay-ngai-cuu-714/#comments Sat, 03 Aug 2013 09:44:13 +0000 http://khangnudan.vn/cay-ngai-cuu-714/ Cây ngải cứu còn có tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae. Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu […]

The post Tác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Cây ngải cứu còn có tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae. Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não. Ngải cứu cũng là một thành phần quan trọng trong ” Khang Nữ Đan”.

Hình ảnh cây ngải cứu

Tác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu

Cây ngải cứu có rất nhiều công dụng chữa bệnh đau bụng kinh

Đặc điểm :Là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.

Cách trồng cây ngải cứu: Trồng bằng thân ngầm, cành, ngọn bánh tẻ vào mùa xuân.

Bộ phận được dùng : Thu hái lá và ngọn có hoa vào mùa hè, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.

Tác dụng của cây ngải cứu

Công dụng, chủ trị của cây ngải cứu : Có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu.

Làm thuốc điều kinh:

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Giúp an thai:

Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

Sơ cứu vết thương: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức,

Trị mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: Lấy 300gr ngảic cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.

Lưu thông máu lên não : Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.

Tác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu

Suy nhược cơ thể, kém ăn : Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

Ngải cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.

Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Nguồn: Sưu Tầm

The post Tác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/cay-ngai-cuu-714/feed/ 3
Tác dụng chữa bệnh của cây đương quy http://khangnudan.vn/cay-duong-quy-591/ http://khangnudan.vn/cay-duong-quy-591/#respond Sun, 28 Jul 2013 09:42:36 +0000 http://khangnudan.vn/cay-duong-quy-591/ Cây đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán. Đương Quy là thuốc đầu vị trong các chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy […]

The post Tác dụng chữa bệnh của cây đương quy appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Cây đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán. Đương Quy là thuốc đầu vị trong các chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh. Đương quy cũng là một thành phần quan trọng trong ” Khang Nữ Đan”.

Tác dụng chữa bệnh của cây đương quy

Đương quy là vị thuốc Đông y trị các chứng bệnh về huyết rất hiệu quả.

Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô .

Nguồn gốc: Năm 1960, ta nhập từ Trung Quốc, giống cây Đương Quy có tên khoa học là Angelica sinensi Diels, thuộc họ Hoa tán

Phân bố: Loài cây của Trung Quốc phát triển ở vùng cao 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát. Việt Nam nhập trồng vào đầu những năm 60 hiện nay phát triển trồng ở Sapa (Lào Cai). Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng).

Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng, thông đại tiện.

Công dụng:

Tác dụng chữa bệnh của cây đương quy

Rễ cây đương quy rất tốt cho các bệnh về huyết

Y học cổ truyền (YHCT) chia bệnh về huyết thành một số thể như huyết hư, huyết trệ, xuất huyết.

Huyết hư: biểu hiện da xanh xao, mắt thâm quầng, nhiều lòng trắng, môi thâm, lưỡi nhợt nhạt, người gầy yếu, kém ăn, mất ngủ, thường xuyên choáng váng, đau đầu, hoa mắt…, thường gặp ở những người mới ốm dậy, người già, phụ nữ sau khi sinh hoặc sau mắc sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng (giun móc, giun tóc)… Để điều trị, YHCT thường sử dụng các thuốc bổ huyết như: đương quy, thục địa, bạch thược, long nhãn…

Huyết trệ (hay huyết ứ): cơ thể bị chấn thương tụ máu gây bầm tím, cơ nhục đau đớn, đau dây thần kinh, đau xương, khớp…; hoặc bế kinh, đau bụng kinh; hoặc ứ huyết sau sinh gây đau bụng, hoặc huyết lưu thông kém gây tức ngực, đau sườn, đau đầu, choáng váng… Trường hợp này thường sử dụng các thuốc hoạt huyết, như đan sâm, ích mẫu, kê huyết đằng, tô mộc, nga truật…

Xuất huyết: biểu hiện như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa (dạ dày, ruột…), trĩ xuất huyết, băng kinh… Thường dùng các thuốc mang tính chỉ huyết như địa du, trắc bách diệp, hà diệp, cỏ nhọ nồi, đại kế, tiểu kế… (sao đen hoặc sao cháy). Trên thực tế lâm sàng, các chứng bệnh thường xuất hiện đan xen các triệu chứng, như vừa bị chứng huyết hư lại kèm chứng ứ huyết, vừa bị thiếu máu lại bị bế kinh, đau bụng… hoặc vừa bị thiếu máu song vẫn bị chảy máu cam, xuất huyết dưới da… Để điều trị các triệu chứng trên, đương quy là vị thuốc phù hợp nhất.

Qua thực tế điều trị người ta thấy phần đầu của đương quy (quy đầu) vừa có tác dụng bổ huyết song lại thiên về tác dụng chỉ huyết; còn phần các đuôi rễ (quy vĩ), ngoài tác dụng bổ huyết, lại thiên về tác dụng hoạt  huyết. Do đó đương quy được dùng trị các chứng bệnh sau:

  • Thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu : đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao, gầy còm : đương quy 12g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ. Hoặc đương quy, nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền  3 – 4 tuần lễ; hoặc dùng dưới dạng viên hoàn, uống dài ngày.
  • Trị chứng bế kinh, đau bụng kinh: đương quy, sinh địa, ngưu tất, hồng hoa, xuyên khung mỗi vị 6g; chỉ xác 8g; sài hồ, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Trị các chứng xuất huyết: đương quy, bồ hoàng, đại hoàng, hòe hoa, a giao mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 10g.
  • Trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ: đương quy, viễn chí, cam thảo mỗi vị 4g; bạch truật, hoàng kỳ, bạch linh, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Do trong thành phần có chứa tinh dầu, mùi vị rất thơm ngon, đương quy còn được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh

Lưu ý: Do đương quy có tính nhuận hoạt tràng nên những người bị viêm đại tràng thể hàn, phân thường xuyên nát, lỏng không nên dùng.

GS. TS. Phạm Xuân Sinh

The post Tác dụng chữa bệnh của cây đương quy appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/cay-duong-quy-591/feed/ 0
Tác dụng chữa bệnh của cây ô dược http://khangnudan.vn/cay-o-duoc-587/ http://khangnudan.vn/cay-o-duoc-587/#respond Sat, 27 Jul 2013 09:25:08 +0000 http://khangnudan.vn/cay-o-duoc-587/ Ô dược có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị tiêu thực. Dùng trị hàn ngưng khí trệ, khí nghịch phát suyễn, bụng trướng đau, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, đau bụng khi hành kinh, ăn uống không tiêu, nôn mửa, trẻ nhỏ bị giun, sung huyết, đau đầu, đái són, […]

The post Tác dụng chữa bệnh của cây ô dược appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Ô dược có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị tiêu thực. Dùng trị hàn ngưng khí trệ, khí nghịch phát suyễn, bụng trướng đau, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, đau bụng khi hành kinh, ăn uống không tiêu, nôn mửa, trẻ nhỏ bị giun, sung huyết, đau đầu, đái són, đái dầm hoặc hay đi tiểu đêm…. Ô dược cũng là một thành phần quan trọng trong ” Khang Nữ Đan”

Tác dụng chữa bệnh của cây ô dược

Cây và vị thuốc ô dược.

Thành phần:

Vị thuốc là rễ của cây ô dược chứa tinh dầu, alcaloid khung aporphin, như oduocin và oxoduocin, camphora, linderalactone, các esther linderola, acid hữu cơ…

Nguồn gốc:

Vị thuốc là rễ khô của cây Ô dược (Lindera myrha Merr), họ long não (Laraceae). Cây mọc hoang trong các rừng núi nước ta.

Công dụng:

Theo y học cổ truyền, ô dược có vị cay, tính ấm, quy vào kinh  tỳ, phế, thận, bàng quang.

Có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị tiêu thực. Dùng trị hàn ngưng khí trệ, khí nghịch phát suyễn, bụng trướng đau, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, đau bụng khi hành kinh, ăn uống không tiêu, nôn mửa, trẻ nhỏ bị giun, sung huyết, đau đầu, đái són, đái dầm hoặc hay đi tiểu đêm.

Có thể dùng riêng với liều từ 6 -12g/ngày, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như bạch truật, trầm hương, cam thảo, sinh khương, hoặc cao lương khương, hồi hương, thanh bì, hương phụ…

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ô dược:

Tác dụng chữa bệnh của cây ô dược

Ô dược còn có tên gọi khác là sim rừng

Ăn uống không tiêu, bụng trướng đầy:

Ô dược (sao cám), hương phụ (tứ chế), đồng lượng 8 – 12g. Cả hai tán bột mịn, ngày uống 5 – 9g với nước sắc của gừng. Có thể uống 2 – 3 tuần.

Nếu đầy bụng, đau bụng do giun, nhất là trẻ em có thể thay nước gừng bằng nước sắc của 4g hạt cau, trẻ em bị giun chỉ nên uống 5 – 7 ngày. Khi uống thuốc cần tránh các thức ăn tanh, khó tiêu như cua, cá, trứng, mỡ…

Kiết lỵ , sốt, tiêu chảy:

Ô dược (sao cám) tán bột mịn, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5g, uống với nước cơm, trước khi ăn khoảng 1 giờ rưỡi; hoặc phối hợp với cỏ sữa, hoắc hương, mỗi vị 8 – 10g, sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn khoảng 1 giờ rưỡi. Uống liền 1 – 2 tuần lễ.

Đau dạ dày co thắt, do lạnh:

Ô dược 9g, ích trí nhân 6g, tiểu hồi (vi sao) 2g.  Sắc hoặc hãm ngày 1 thang, uống 3 lần trước bữa ăn.

Trị chứng cam tích ở trẻ em (trẻ chậm lớn, gầy xanh, nhẹ cân, mắt hay bị nhoèn gỉ, mũi hay viêm, chảy nước mũi, bụng ỏng, đít teo, kém ăn, kém ngủ…):

Ô dược, bạch truật, kê nội kim (màng mề gà) đều sao cám (kê nội kim sao đến khi vị thuốc phồng đều), ý dĩ, hoài sơn (sao vàng), đồng lượng 9 – 12g. Tán bột mịn, ngày 3 lần, mỗi lần 5 – 9g, uống với nước sôi để nguội. Uống liền nhiều đợt, mỗi đợt 2 – 3 tuần.

Trị đau bụng kinh ở phụ nữ:

Ô dược, mộc hương mỗi vị 12g, sa nhân 3g (đều vi sao); huyền hồ (chích giấm) 12g; cam thảo 5g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Uống liền 2 – 3 tuần lễ, sau mỗi khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Uống lặp lại vài đợt.

Ngoài ra, ô dược còn được dùng để trị các chứng bệnh đau xương khớp, đau gối, toàn thân tê mỏi, đau đầu, chóng mặt…

Lưu ý:

  • Vì ô dược còn có tên sim rừng, do đó có người đã đào lấy rễ cây sim (Rodomyrtus tomentosa Wight), họ sim (Myrtaceae) để giả mạo vị ô dược, cần lưu ý tránh nhầm lẫn.
  • Các trường hợp khí hư, nội nhiệt không nên dùng ô dược.

The post Tác dụng chữa bệnh của cây ô dược appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/cay-o-duoc-587/feed/ 0
Tác dụng chữa bệnh của cây hương phụ http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-huong-phu-583/ http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-huong-phu-583/#respond Fri, 26 Jul 2013 08:50:14 +0000 http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-huong-phu-583/ Cây hương phụ hay còn gọi là Cỏ gấu , tên khoa học: Rhizoma Cyperi có tác dụng chữa các bệnh như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu. C hữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. Hương phụ chữa bệnh đau bụng kinh […]

The post Tác dụng chữa bệnh của cây hương phụ appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Cây hương phụ hay còn gọi là Cỏ gấu , tên khoa học: Rhizoma Cyperi có tác dụng chữa các bệnh như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu. C hữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau.

Tác dụng chữa bệnh của cây hương phụ

Hương phụ chữa bệnh đau bụng kinh hiệu quả

Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô (Rhizoma Cyperi)

Phân bố: Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước khác. Hương phụ biển cung cấp lượng dược liệu chủ yếu trên thị trường, Hương phụ vườn rất ít.

Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, lấy dược liệu về, đốt bỏ lông và rễ con rồi phơi khô hoặc luộc hay đồ kỹ rồi phơi khô.

Thành phần hoá học: Tinh dầu Trong tinh dầu củ gấu có cyperen, b-selinen, cyperol; còn có a-cyperol, cyperolen, patchoulenon, cyperotundon. Củ gấu còn chứa dầu béo chứa glycerol và các acid linoleic, linolenic, oleic, myristic, stearic, chất không xà phòng hóa.

Công năng: Hành khí, giải uất, điều kinh, giảm đau.

Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 – 12g. Dạng thuốc sắc, bột, viên, cao hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau dạ dày.

Bào chế:

  • Hương phụ loại bỏ lông và tạp chất, nghiền vụn hoặc thái lát mỏng.
  • Thố Hương phụ (chế giấm): Lấy lát Hương phụ hoặc mảnh vụn Hương phụ, đổ thêm giấm vào khuấy đều, ủ một đêm, đợi cho hút hết giấm, cho vào chảo sao lửa nhẹ đến màu hơi vàng, lấy ra, phơi khô. Cứ 10 kg Hương phụ dùng 2 lít giấm.

Bài thuốc:

Tác dụng chữa bệnh của cây hương phụ

Hương phụ chứa nhiều tinh dầu cyperol, cyperen có tác dụng ức chế sự co bóp của tử cung làm dịu cơn co tử cung, làm giảm đau trên động vật thí nghiệm.

Theo tài liệu cổ, Hương phụ có vị cay, đắng hơi ngọt, tác dụng giải uất, điều kinh, chỉ thống, chữa ngực bụng trướng đau, ung thủng, khí uất kết không thông, phụ nữ có kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, đau dạ dày, ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy. Dùng mỗi ngày 6-12g dạng thuốc sắc, thuốc bột.

  • Ðau dạ dày : dùng Hương phụ 30g, Riềng 15g, tán thành bột mịn. Dùng 3g với nước ấm, hai lần trong ngày.
  • Bài thuốc điều kinh chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí huyết kém : Hương phụ 20g Ích mẫu 15g, Ngải diệp 10g, Nhân trần 15g, Ðỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang (ở An Giang).
  • Ðiều hòa kinh nguyệt (Thuốc Hương Ngải): Hương phụ 3g, Ích mẫu 3g, Ngải cứu 3g, Bạch đồng nữ 3g, sắc với nước; chia 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh.
  • Chữa tiêu hóa kém: Hương phụ (sao) 12g, vỏ Quýt (sao) 12g, vỏ Vối (sao) 12g, vỏ Rụt (sao) 16g, Chỉ xác 12g. Sắc nước uống; nếu có kèm tiêu chảy, thêm củ riềng 8g, búp Ổi 12g.

Nguồn: Suu Tầm

The post Tác dụng chữa bệnh của cây hương phụ appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-huong-phu-583/feed/ 0
Tác dụng của cây Ích Mẫu http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-cay-ich-mau-579/ http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-cay-ich-mau-579/#comments Thu, 25 Jul 2013 06:40:46 +0000 http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-cay-ich-mau-579/ Ích mẫu hay còn gọi là chói đèn hay Sung úy tử, tên khoa học là Leonurus heterophyllus, họ Lamiaceae, dùng toàn cây và hạt để làm thuốc. Theo y học cổ truyền Ích mẫu có vị đắng, tính mát, tác dụng hoạt huyết khử ứ, sinh tân, điều kinh, lợi thủy, được dùng chữa rối loạn […]

The post Tác dụng của cây Ích Mẫu appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Ích mẫu hay còn gọi là chói đèn hay Sung úy tử, tên khoa học là Leonurus heterophyllus, họ Lamiaceae, dùng toàn cây và hạt để làm thuốc. Theo y học cổ truyền Ích mẫu có vị đắng, tính mát, tác dụng hoạt huyết khử ứ, sinh tân, điều kinh, lợi thủy, được dùng chữa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều..Tuy nhiên nếu dùng Ích mẫu quá liều có thể gây sảy thai. Ích Mẫu cũng là một thành phần quan trọng trong ” Khang Nữ Đan”

Tác dụng của cây Ích Mẫu

Ích mẫu có rất  nhiều công dụng đặc biệt rất tốt để chữa kinh nguyệt không đều

Mô tả:

  • Cây thảo, sống hàng năm hoặc hai năm, cao 0,5-1m, có khi hơn.
  • Thân đứng, hình vuông, có rãnh dọc, có lông hoặc nhẵn, phân cành.
  • Lá mọc đối, có cuống dài, lá gốc gần như tròn, có răng cưa nông, hai mặt có lông mềm như nhung, lá giữa dài, xẻ sâu thành thùy hẹp, không đều, các thùy có răng cưa nhọn, lá ngọn ngắn, ít xẻ hoặc nguyên, phiến của lá giữa hoặc lá ngọn men theo cuống đến tận gốc, có lông ở mặt dưới và trên những đường gân nổi rõ.
  • Cụm hoa thành những vòng dày đặc ở kẽ lá, đường kính từ 2-2,5cm; lá bắc hình dùi, ngắn hơn đài;
  • Đài hoa hình chuông, có 5 răng nhọn, có lông;
  • Tràng hoa mầu trắng hồng hoặc tím hồng, mặt ngoài có lông, môi trên hình trứng, hơi cong, môi dưới dài bằng môi trên nhưng hẹp hơn, chia 3 thùy, thùy dưới rộng; nhị 4, đính vào giữa ống tràng.
  • Quả nhỏ, 3 cạnh, nhẵn, cụt một đầu, khi chín mầu nâu sẫm.
  • Mùa hoa: tháng 3-5
  • Mùa quả: tháng 6-7.
  • Cây có tác dụng tương tự Leonurus sibiricus L., cây nhỏ hơn, lá ở phía trên chia nhiều thuỳ hẹp hơn, cụm hoa rộng hơn, tràng hai môi với môi trên dài hơn môi dưới.

Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Leonuri) thường gọi là Ích mẫu thảo; quả (Fructus Leonuri) thường gọi là Sung uý tử.

Phân bố: Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều địa phương nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.

Thu hái: Sau khi trồng được 3-4 tháng, khi cây bắt đầu ra hoa thì cắt để lại các chồi gốc để cây tiếp tục phát triển. Thu hoạch cây vào lúc trời nắng, rửa sạch, dùng tươi, hay phơi trong râm để héo đem nấu cao, hoặc phơi khô để dùng dần.

Tác dụng của cây Ích Mẫu

Tác dụng của cây Ích Mẫu:

Ích mẫu thường được dùng chữa:

  • Kinh nguyệt không đều, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, đau bụng kinh, hoặc kinh ra quá nhiều, làm an thai, giảm đau, làm dễ đẻ;
  • Viêm thận, phù thũng, giảm niệu, đái ra máu. Hạt dùng vào thuốc phụ khoa, làm cho dạ con mau co lại, co tử cung, làm thuốc lợi tiểu
  • Hạt Ích mẫu có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ can thận, ích tinh sáng mắt, bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh. Mỗi ngày dùng 6-12g thân lá hoặc hạt sắc uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc sắc lấy nước rửa chữa bệnh sưng vú, chốc đầu, lở ngứa..

Bài thuốc từ cây ích mẫu

– Kinh nguyệt không đều, thấy kinh trước kỳ (ngắn vòng), kinh ít, đau bụng trước khi thấy kinh: Dùng 20g thân lá sắc uống 10 ngày kể từ ngày thứ 14 sau kỳ kinh.

– Viêm thận cấp và phù thũng: Ích mẫu tươi 180-240g, nấu với 700ml nước và cô lại còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

– Chữa sau khi đẻ phù thũng, hoặc có thai đi đứng nhiều, xuống máu chân: Dùng Ích mẫu 20g, Ngưu tất, Rau dừa nước mỗi vị 15g sắc uống.

– Suy nhược toàn thân và cằn cỗi ở phụ nữ: Ích mẫu 30-60g, nấu với trứng gà hay thịt gà mà ăn.

– Thuốc bổ huyết điều kinh: Ích mẫu 80g, Nghệ đen (Nga truật) 60g, Ngải cứu 40g, Hương phụ 40g, Hương nhu 30g. Tất cả sao vàng tán bột mịn, luyện với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên.

– Chữa can nhiệt, mắt đỏ sưng đau: Quả Ích mẫu, Cúc hoa, hạt Muỗng, hạt Mào gà trắng, Sinh địa, mỗi vị 10g, sắc nước uống.

Hạt Ích mẫu (Sung uý tử): Chữa phù thũng, thiên đầu thống, thông tiểu.

Cách dùng, liều lượng: Liều dùng 9-30g cây (thân lá) hoặc dùng 4,5-9g hạt, sắc nước uống. Cũng có thể dùng cây nấu cao. Dùng riêng hoặc phối hợp với Ngải cứu, Hương phụ, Nghệ đen. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đặp trị mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sưng vú và chốc đầu

Chú ý: Không dùng ích mẫu cho người huyết hư không ứ. Phụ nữ đang mang thai uống quá liều có thể gây tai biến chảy máu nhiều.

Nguồn : Sưu Tầm

The post Tác dụng của cây Ích Mẫu appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/tac-dung-cua-cay-ich-mau-579/feed/ 6