Khang Nữ Đan http://khangnudan.vn Giảm đau bụng kinh- Điều hòa kinh nguyệt Sat, 10 Dec 2022 02:32:11 +0700 vi hourly 1 Ợ chua sau khi ăn phải làm sao? http://khangnudan.vn/o-chua-sau-khi-an-3120/ http://khangnudan.vn/o-chua-sau-khi-an-3120/#respond Mon, 07 Jun 2021 16:34:48 +0000 http://khangnudan.vn/?p=3120 Anh Long Nguyễn- 37 tuổi ở Cao Bằng có đặt câu hỏi: Thời gian gần đây, tôi hay gặp tình trạng ợ chua sau khi ăn khiến tôi cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, không biết là mình đang bị bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục? Tôi cảm ơn! Trả lời: […]

The post Ợ chua sau khi ăn phải làm sao? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Anh Long Nguyễn- 37 tuổi ở Cao Bằng có đặt câu hỏi: Thời gian gần đây, tôi hay gặp tình trạng ợ chua sau khi ăn khiến tôi cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, không biết là mình đang bị bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục? Tôi cảm ơn!


Trả lời:

Chào bạn Long Nguyễn!

Khangnudan.vn cảm ơn bạn đã dành thời gian gửi câu hỏi đến mục Giải đáp của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Ợ chua là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Lý giải cho tình trạng ợ chua là các chất dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, miệng do cơ vòng dưới thực quản bình thường có chức năng ngăn cách dạ dày với thực quản vì một lý do nào đó đã không thực hiện theo quỹ đạo

Một số biểu hiện đi kèm với ợ chua

  • Đau rát vùng ngực
  • Nóng rát sau xương ức lan lên cổ họng, miệng.

Ợ chua sau khi ăn phải làm sao?

Nguyên nhân gây ợ chua sau ăn

Có nhiều nguyên nhân gây chứng ợ chua sau ăn, dưới đây là một số nguyên nhân:

Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là nguyên nhân chính gây nên chứng ợ chua. Bởi một cơ thể bình thường khỏe mạnh, cơ vòng dưới thực quản đảm nhiệm vai trò ngăn cản không cho dịch acid từ dạ dày đẩy lên thực quản. Khi bộ phận này bị suy yếu, dịch dạ dày dễ đi ngược lên trên, kết hợp với những yếu tố gây tăng tiết dịch vị bất thường gây ra trào ngược dạ dày gây ra tổn thương niêm mạc thực quản khiến người bệnh có cảm giác nóng vùng ngực kèm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đắng miệng.

Do bệnh lý

Một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…Ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hệ tiêu hóa gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua sau ăn.

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Thường xuyên ăn nhiều đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ, những thức ăn có tính kích thích dạ dày, thức uống bia, rượu, có cồn
  • Ăn quá no, hay để bụng quá đói, ăn không đúng bữa, thường xuyên ăn đêm, ăn sát giờ đi ngủ.
  • Thói quen mặc đồ quá trật, thừa cân béo phì.
  • Tâm lý không ổn định, stress, căng thẳng, lo âu
  • Sử dụng thuốc điều trị dài ngày, nhất là nhóm NSAID…

Ợ chua sau khi ăn phải làm sao?

Cải thiện chứng ợ chua nhanh chóng

Sử dụng giấm táo

Giấm táo có tác enzyme và tính acid giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa và phục hồi độ pH của dạ dày. Chính vì vậy, giấm táo giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa rất tốt.

Sử dụng giấm táo khá đơn giản:

  • Pha 1 muỗng canh giấm táo với 1 cốc nước ấm 200ml
  • Uống trước bữa ăn để ngăn ngừa bệnh dạ dày và ợ chua

Trà gừng

Ợ chua sau khi ăn phải làm sao?

Gừng là gia vị, là vị thuốc trong Đông y có tính cay, vị ấm. Trong gừng có chứa nhiều thành phần là hoạt chất oxy hóa mạnh như tecpen, oleoresin có khả năng chống viêm, giảm đau, sát trùng, trung hòa axit dịch vị,… Các hợp chất methadone, ginger oil,… giúp giảm đau, lợi mật, hạn chế ợ chua. Ngoài ra, gừng cũng kích thích dòng enzym giúp tăng cường quá trình tiêu hóa

  • Củ gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái 4-5 lát gừng đập dập
  • Hãm 4 – 5 lát gừng với 250ml nước sôi trong khoảng 5 phút
  • Thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều.

Sử dụng baking soda

Theo nghiên cứu, baking soda có độ PH kiềm giúp giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày. Thông qua cơ chế trung hòa acid dạ dày dư thừa có thể gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược, baking soda có thể giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu và tần suất ợ nóng.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng dùng bakingsoda và nó cũng chỉ phát huy được công dụng của mình khi trào ngược dạ dày đang trong giai đoạn khởi phát của bệnh. Ngoài ra, những người bị cao huyết áp, không uống soda baking soda vì nó chứa natri.

  • 1/2 thìa cà phê baking soda
  • Hòa cùng 300ml nước ấm
  • Uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng
  • Ngày uống 2 lần

Ợ chua sau khi ăn phải làm sao?

Ăn mẩu bánh mì

Khi bạn bị ợ chua nhiều lần tức là lượng axit dư thừa trong dạ dày quá nhiều. Chính vì vậy, bạn có thể ăn một chút bánh mì có thể giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Bánh mì có độ hút ẩm cao nên khi bạn ăn chúng sẽ hút một lượng axit dư thừa có trong dạ dày và giảm tình trạng ợ chua, ợ hơi.

Uống nước

Nước thì là có thể ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày-ruột và giữ cho vi khuẩn lành tính của bạn khỏe mạnh. Nó cũng chống co thắt, hỗ trợ bệnh đau dạ dày. Nó thậm chí làm giảm khí và buồn nôn do dạ dày khó chịu.

Sử dụng nha đam

Nha đam được cho là vị dược liệu giàu chất chống viêm, giúp làm dịu viêm và kích ứng ở dạ dày và lớp lót trong ruột. Ngoài ra, nha đam còn có tính mát có khả năng làm dịu thần kinh và giảm nóng rát trong bệnh lý trào ngược dạ dày rất hiệu quả.

Các bác sĩ cũng cho biết, lô hội có tính hàn có tác dụng nhuận tràng, kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Kết hợp các tác dụng trên đã khiến cho nước ép lô hội trở thành lựa chọn lý trưởng cho người bị ợ chua.

  1. Gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài, thái nha đam thành từng miếng nhỏ và bỏ vào máy xay.
  2. Thêm mật ong vào máy xay.
  3. Xay hỗn hợp mịn và đổ vào hũ thủy tinh.
  4. Thêm vào hỗn hợp một ít rượu để giúp giữ nước ép lâu hơn.
  5. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nước nha đam trước khi ăn. Uống 10 ngày, nghỉ 10 ngày rồi lại tiếp tục.

Ợ chua sau khi ăn phải làm sao?

Trà hoa cúc

Trong dân gian từ lâu sử dụng trà hoa cúc để an thần và dịu thần kinh. Từ đó giúp ổn định nhu động ruột, giúp dịch vị trong dạ dày cũng không bị đẩy ngược lên phía trên miệng gây ra triệu chứng ợ chua.

Trà hoa cúc có tác dụng an thần, chính vì thế bạn nên uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút sẽ khắc phục hiện tượng trào ngược về đêm rất hiệu quả.

  • Sử dụng 4-5 bông cúc khô
  • Cho vào cốc và chế thêm nước sôi, đậy nắp khoảng 10-15 phút
  • Chắt lấy nước và cho thêm 1 thìa cà phê mật ong
  • Khuấy đều lên uống khi còn ấm
  • Nên uống thường xuyên giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau và cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm tính axit dạ dày.

Ăn chuối

Theo các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra, trong chuối chứa chất tanin giúp làm lành nhanh các tổn thương trong dạ dày, hạn chế lượng acid dư thừa, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ. Chính vì thế, khi gặp vấn đề tiêu hóa, bạn có thể ăn chuối để giảm thiểu kích ứng của acid dạ dày. Ngoài ra, mức kali cao trong chuối hoạt động như một chất kháng acid tự nhiên, do đó trung hòa pH của dạ dày.

Xem chi tiết hơn: Bị viêm loét dạ dày có nên ăn chuối không?

Ăn sữa chua

Sữa chua chứa phần lớn các lợi khuẩn như probiotic, Enterococcus, Lactobacillus giúp cơ thể điều hòa nhu động ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy, làm tăng hệ vi khuẩn ruột, cải thiện tốt hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Bên cạnh đó, sữa chua được lên men tự nhiên hoàn toàn từ sữa, chứa các khoáng chất như: magie, kali, canxi, vitamin B2, B12,.. Vì vậy, sữa chua được coi là thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, làm dịu hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột. Sữa chua giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, làm giảm các vấn đề về tiêu hóa vì nó giúp cân bằng vi khuẩn trong ruột.

Ợ chua sau khi ăn phải làm sao?

Xem tham khảo thêm thông tin: Ợ chua nên ăn gì uống gì để cải thiện

Phòng ngừa chứng ợ chua sau ăn

Bạn có thể hạn chế tình trạng ợ chua bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình.

  • Hạn chế chất béo bằng cách ăn ít các món chiên xào, thay vào đó là hấp, hầm hoặc nướng, không nên ăn những món nhiều gia vị.
  • Tăng cường chất xơ là một trong các biện pháp hữu hiệu để chống ợ chua, bạn có thể tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, gạo nâu, các hạt họ đậu…
  • Hạn chế rượu bởi rượu kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn sau khi đã làm giãn các cơ thắt ở thực quản và gây cảm giác nóng rát ở đây.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên giúp nhu động ruột ổn định hơn, tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh các thói quen không tốt sau ăn như làm việc nặng, đi ngủ luôn…
Thường xuyên gặp vấn đề ợ chua gây khá nhiều phiền toái. Trên đây là một số cách cải thiện ợ chua khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nếu ợ chua kéo dài và ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt và công việc của bạn, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

The post Ợ chua sau khi ăn phải làm sao? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/o-chua-sau-khi-an-3120/feed/ 0
Viêm loét dạ dày nên ăn gì? http://khangnudan.vn/viem-loet-da-day-an-gi-3101/ http://khangnudan.vn/viem-loet-da-day-an-gi-3101/#respond Mon, 07 Jun 2021 14:55:53 +0000 http://khangnudan.vn/?p=3101 Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến của đường tiêu hóa. Bệnh không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Song song với phương pháp điều trị bằng tây y thì bạn nên áp dụng chế độ […]

The post Viêm loét dạ dày nên ăn gì? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến của đường tiêu hóa. Bệnh không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Song song với phương pháp điều trị bằng tây y thì bạn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học tốt cho dạ dày để hỗ trợ và điều trị bệnh, giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá. Dưới đây là một số thông tin về bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì bạn có thể tham khảo.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày nguyên nhân do mất cân bằng giữa nồng độ acid dạ dày và niêm mạc dạ dày- lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:

Nhiễm khuẩn

Đây là nguyên nhân dễ gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) rất phổ biến. Chúng có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc ăn uống, lây qua thức ăn và nước uống. Ngoài ra vi khuẩn Hp còn có thể phát triển sinh sôi trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Sử dụng thuốc:

Một số loại thuốc giảm đau hay kháng viêm như aspirin, ibuprofen, steroid,… nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng hoặc lạm dụng quá nhiều thì có thể là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Một số các yếu tố nguy cơ:

  • Hút thuốc lá có thể tăng loét dạ dày ở người nhiễm vi khuẩn HP.
  • Rượu bia, chất kích thích có thể làm tăng kích thích và mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày và gây kích thích làm tăng sản xuất acid ở dạ dày.
  • Chế độ ăn không hợp lý: Thường xuyên ăn quá khuya, ăn quá nhiều thức ăn gây kích thích như cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất bảo quản có thể gây viêm loét dạ dày.
  • Yếu tố tâm lý: Stress, căng thẳng kéo dài, chấn thương, lo lắng mệt mỏi là nguy cơ gây viêm loét dạ dày…

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột có tác dụng giúp niêm mạc tránh khỏi acid, ngăn ngừa tổn thương từ vết loét. Một số thực phẩm giàu tinh bột cần kể đến:

  • Bánh mì,
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Khoai
  • Sẵn
  • Các loại gạo, cơm nếp…

Các loại tinh bột từ những thực phẩm này giúp dạ dày dễ tiêu hóa, giảm các tổn thương bề mặt niêm mạc

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Thực phẩm giàu vitamin

Các loại thực phẩm giàu vitamin không thể thiếu đối với cơ thể. Tuy nhiên khi mắc viêm loét dạ dày, không phải loại thực phẩm giàu vitamin nào cũng tốt cho dạ dày

Rau củ

  • Rau củ là một trong những thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe đặc biệt có thể cải thiện tình trạng viêm loét của niêm mạc dạ dày như: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Canxi (Ca), Sắt (Fe)…
  • Các loại rau củ như bắp cải, rau cải, củ cải, các loại hạt họ đậu có nhiều vitamin nhất là vitamin U giúp làm nhanh lành các vết loét. Trong cải xanh chứa nhiều hoạt chất hợp chất isothiocyanate sulforaphane giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường đề kháng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra được dễ dàng hơn.

Trái cây

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Trái cây chứa nhiều vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Người mắc viêm loét dạ dày có thể lựa chọn nhiều loại trái cây  giúp hỗ trợ, điều trị bệnh trong giai đoạn điều trị đau dạ dày.

  • Chuối: Có rất nhiều dưỡng chất có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn HP cũng như làm tăng lượng chất nhầy sản sinh giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Dừa: Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói.
  • Táo: Dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Dù trái cây rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên các chuyên ra cho rằng nếu bạn dung nạp quá nhiều có thể gây ra tình trạng ợ nóng.

➤Xem thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì

Thực phẩm giàu protein

Thực phẩm giàu protein  rất cần thiết cho người viêm loét dạ dày bởi nó giúp kháng viêm và nhanh làm liền các vết loét trên niêm mạc dạ dày và các tế bào khác bị tổn thương…Ngoài ra người bệnh cần tăng sức đề kháng và có sức khỏe phòng chống lại bệnh tật

Phần lớn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao là: sữa chua, sữa ít béo, thịt nạc, cá, đậu nành….

Bác sĩ khuyến nghị người đang trong giai đoạn điều trị viêm loét dạ dày nên bổ sung protein bằng những thực phẩm sau:

  • Thịt nạc
  • Trứng
  • Các sản phẩm từ đậu nành
  • Đậu Hà Lan

Tuy nhiên, đây là những thực phẩm có thể gây đầy bụng khó tiêu nếu sử dụng nhiều. Chính vì thế, người bệnh nên sử dụng vừa phải.

Bổ sung nước

  • Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể bởi nó giúp thanh lọc cơ thể. Với bệnh viêm loét dạ dày, nước càng không thể thiếu bởi triệu chứng của bệnh thường là ợ nóng, ợ hơi, ợ chua càng cần bổ sung nước. Chính vì vậy, người bệnh nên bổ sung nước đầy đủ từ 2-2,5 lít/ ngày
  • Ngoài ra, có thể bổ sung thêm nước ép, trà thảo dược để ngăn ngừa triệu chứng của bệnh và giúp tăng sức đề kháng. Có thể bổ sung thêm trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng, trà quế… để ngăn ngừa triệu chứng khó tiêu của bệnh.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Chia sẻ: Viêm loét dạ dày nên uống nước gì? bạn có thể tham khảo.

Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng nên tránh xa một số loại thực phẩm dưới đây để ngăn ngừa triệu chứng viêm loét dạ dày:

  • Hạn chế những loại thực phẩm ngâm muối chua như dưa, cà, kim chi…. Bởi những loại thực phẩm này khiến cho dạ dày khó xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.
  • Tránh xa các loại đồ ăn sống, lạnh bởi chúng ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ vì chúng gây khó tiêu hóa làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể gây máu nhiễm mỡ không tốt cho sức khỏe.
  • Tránh xa thuốc, khói thuốc, các chất kích thích như: rượu, bia,… để bảo vệ dạ dày. Bởi vì khi sử dụng chúng sẽ làm giảm sức đề kháng của dạ dày.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của thực phẩm trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày– tá tràng, ngăn ngừa cơn đau và cải thiện tình trạng tiêu hoá, dinh dưỡng cho người bệnh. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để có sức khỏe tốt cho bạn và người thân.

Nguồn tham khảo: Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì

The post Viêm loét dạ dày nên ăn gì? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/viem-loet-da-day-an-gi-3101/feed/ 0
Bệnh hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm hay không? http://khangnudan.vn/benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-1753/ http://khangnudan.vn/benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-1753/#respond Tue, 16 Jul 2019 03:49:14 +0000 http://khangnudan.vn/?p=1753 Bệnh hội chứng ruột kích thích là bệnh lý thường xuyên xảy ra khi bệnh nhân gặp phải các vấn đề như rối loạn thần kinh, người hay bị stress hoặc những người phải dùng nhiều thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ. Bệnh làm rối loạn chức năng của đại tràng và bệnh thường tái phát […]

The post Bệnh hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm hay không? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Bệnh hội chứng ruột kích thích là bệnh lý thường xuyên xảy ra khi bệnh nhân gặp phải các vấn đề như rối loạn thần kinh, người hay bị stress hoặc những người phải dùng nhiều thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ. Bệnh làm rối loạn chức năng của đại tràng và bệnh thường tái phát nhiều đợt và kéo dài trong vài tháng gây ảnh hưởng đến công việc, sức khoẻ của người bệnh.

Bệnh hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm hay không?

Bệnh hội chứng ruột kích thích nguy hiểm không?

Nguyên nhân bệnh hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích rất đa dạng, cho đến nay, vẫn chưa có 1 lý do cụ thể nào xác định gây bệnh hội chứng ruột kích thích, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có 1 số giả thuyết dẫn đến bệnh như:

  • Thực phẩm: Ăn phải một số loại thực phẩm nhiễm khuẩn, thực phẩm có vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp gây ra viêm đường ruột.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột quá nhiều gây loạn khuẩn nên gây ra tình trạng phân sống, phân lỏng nát hoặc táo bón đi ngoài ra máu tươi
  • Sử dụng thực phẩm không hợp với đường ruột: những thức ăn cay, nóng, quá nhiều dầu mỡ, bia rượu, chất kích thích, café….
  • Căng thẳng: Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích, có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn hoặc thường xuyên hơn trong các sự kiện căng thẳng, như một sự thay đổi trong thói quen hàng ngày. Trong khi căng thẳng có thể làm nặng thêm các triệu chứng, nhưng nó không gây ra chúng.
  • Yếu tố kích thích tố: Bởi vì tỉ lệ phụ nữ có hội chứng ruột kích thích nhiều gắp đôi nam giới, nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi nội tiết đóng một vai trò trong tình trạng này. Nhiều phụ nữ thấy các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn trong hoặc xung quanh thời kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu bệnh hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng về tiêu hóa

Các triệu chứng về tiêu hóa không thể không kể đến: đau và khó chịu ở bụng, nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng. Những cơn đau thường khác nhau, đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.

Đầy hơi, trướng bụng: Những thời điểm xảy ra chướng bụng đầy hơi thường vào tầm chiều sau tăng dần. Nguyên nhân của chướng bụng đầy hơi là do cơ thể sản xuất khí nhiều hơn trong ruột nên bạn thấy có triệu chứng bị đầy hơi, chướng bụng.

Thay đổi tính chất phân:

  • Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón.
  • Đôi khi phân trở nên nhỏ, đôi khi lại kèm nước, cũng có khi có chất nhầy.
  • Những cơn đau quặn bụng xuất hiện bắt buộc phải đi ngoài ngay, thường xuất hiện vào buổi sáng.
  • Người bệnh có cảm giác muốn đi tiếp mặc dù vừa đi đại tiện xong, cảm giác muốn đi địa tiện mà không thể đi

Những triệu chứng khác

Ngoài ra người bệnh còn có những biểu hiện như mệt mỏi, chán nản, stress do những biểu hiện của bệnh mang lại

Xem thêm: 8 triệu chứng của hội chứng ruột kích thích cần chú ý

Bệnh hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm hay không?Dấu hiệu chuẩn đoán họi chứng ruột kích thích: tiêu chảy, táo bón..

Bệnh hội chứng ruột kích thích nguy hiểm thế nào?

Bệnh hội chứng ruột kích thích không gây ra nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh thường xuyên tái phát và kéo theo các triệu chứng của bệnh. Gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sức khoẻ và tâm lý người bệnh.

Bệnh hội chứng ruột kích thích gây ra những phiền toái trong sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh như:

  • Bệnh hội chứng ruột kích thích có biểu hiện táo bón, tiêu chảy, đi không hết phân, những dấu hiệu này sẽ có thể là nguyên nhân của bệnh trĩ.
  • Bệnh hội chứng ruột kích thích cần có một chế độ ăn kiêng khá sát sao mới mong bệnh hạn chế diễn biến trầm trọng. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh nhân không đủ chất dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
  • Những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích nên không thoải mái khi đi xa, hạn chế nhiều kế hoạch, sinh hoạt.
  • Những dấu hiệu của bệnh hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh chán nản, mệt mỏi có thể dẫn đến trầm cảm

Bệnh hội chứng ruột kích thích tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng khi bệnh thường xuyên tái phát sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó khăn trong quá trình chữa trị. Gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu như bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.

Cách điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích cần phải sử dụng những bài thuốc trị bệnh có tác dụng ổn định đường tiêu hoá và kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lí và người bệnh cần giữ tâm lý luôn ổn định. Phương pháp này phải được thực hiện từ từ trong khoảng thời gian dài mới đem lại hiệu quả cao. Hoặc bệnh nhân có thể sử dụng những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích từ những bài thuốc dan gian, những bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả cao mà không lo tác dụng phụ.

Xem thêm: Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất

Ngăn ngừa bệnh hội chứng ruột kích thích tái phát

Thể dục thể thao phù hợp:

Các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga và duy trì tập luyện đều đặn vì vận động là cách giảm stress đơn giản mà rất hiệu quả. Các yếu tố tâm lý tiêu cực này còn là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, do đó khi tinh thần thoải mái hơn sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh:

  • Duy trì một lối sống lành mạnh, vận động thường xuyên là lời khuyên hàng đầu bởi các chuyên gia để ổn định đại tràng, tránh tái phát bệnh. Nên ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, sẽ giúp tăng sức khỏe, tăng sức đề kháng và giảm thiểu nhiều nguy cơ gây bệnh.
  • Tập đi vệ sinh vào giờ cố định, tập cho đường ruột rèn luyện

Sử dụng thực phẩm phù hợp:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lí, ăn những món ăn tốt cho bệnh hội chứng ruột kích thích.
  • Chế độ ăn: ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và nên tránh xa những loại đồ uống kích thích, những đồ ăn nhanh, nhiều gia vị gây khó chịu cho bệnh đường ruột.
  • Không nên ăn thực phẩm khô cứng khó tiêu hoá. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ động vật, thực phẩm cay như ớt, chanh, tiêu.
  • Tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, cafe….
  • Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi.
  • Thường xuyên ăn sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hoá.
  • Giữ tinh thần luôn được vui vẻ, thoải mái tránh làm việc quá sức.
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng tốt cho tiêu hoá.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và áp dụng chế độ ăn, sinh hoạt để giải quyết nhanh chóng triệu chứng hội chứng ruột kích thíc, bạn có thể  kết hợp với sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chức năng đại tràng như Tràng Phục Linh Plus để cho hiệu quả lâu dài, bền vững. Bởi Tràng Phục Linh Plus với sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính được nhiều người dùng mà cho kết luận rất tốt.

Sản phẩm hướng tới các lợi ích nổi bật:

  • Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột
  • Tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
  • Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng.
  • Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.

The post Bệnh hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm hay không? appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-1753/feed/ 0
Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích ibs http://khangnudan.vn/tim-hieu-ve-hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs-1692/ http://khangnudan.vn/tim-hieu-ve-hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs-1692/#respond Tue, 09 Oct 2018 01:27:02 +0000 http://khangnudan.vn/?p=1692 Hội chứng ruột kích thích ibs là rối loạn chức năng mạn tính đường tiêu hóa dưới. Hội chứng ruột kích thích không gây ra viêm nhiễm hay những thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát hội chứng ruột […]

The post Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích ibs appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Hội chứng ruột kích thích ibs là rối loạn chức năng mạn tính đường tiêu hóa dưới. Hội chứng ruột kích thích không gây ra viêm nhiễm hay những thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách quản lý lối sống, chế độ ăn uống và căng thẳng. Điều này xảy ra trong trường hợp không có tổn thương thực thể

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích ibs

Hội chứng ruột kích thích ibs có bốn thể:

  • IBS-táo bón (IBS-C)
  • IBS-tiêu chảy (IBS-D)
  • IBS-hỗn hợp (IBS-M)
  • IBS không xác định

Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích, nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích ibs

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ nguyên nhân cụ thể đối với IBS. Một giả thuyết cho rằng những người bị IBS có một đại tràng là đặc biệt nhạy cảm và dị ứng với một số loại thực phẩm và căng thẳng.

Thành của ruột được lót bằng lớp cơ, co và thư giãn phối hợp ở mỗi nhịp khi chúng di chuyển thức ăn từ dạ dày qua đường ruột vào trực tràng. Nếu có hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường. Thực phẩm bắt buộc qua đường ruột nhanh hơn, gây ra khí, đầy hơi và tiêu chảy.

Thực phẩm:

Một số trường hợp người bệnh hội chứng ruột kích thích nhận thấy triệu chứng của bệnh xấu đi khi họ dùng một số loại thực phẩm như: dùng chocolate, rượu, uống sữa…

Một số người bị hội chứng ruột kích thích ibs cảm thấy đầy bụng, đầy hơi khó chịu khi uống đồ uống có ga và ăn một số loại rau, hoa quả…

Chính vì vậy, tùy theo dấu hiệu của hội chúng ruột kích thích ibs mà ta cần tránh dung nạp, không có quy tắc nào cho những thực phẩm được lựa chọn.

Vi khuẩn:

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng IBS có thể được gây ra do bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng những người đã có viêm dạ dày ruột có thể bị IBS, nếu không gọi là truyền nhiễm IBS.

Ruột bị nhạy cảm.

Hệ thống ruột bị nhạy cảm cũng rất dễ khiến cho người bệnh bị mắc chứng bệnh hội chứng ruột kích thích. Thường những người bị mắc hội chứng ruột kích thích sẽ cảm thấy dễ bị đói và muốn đi vệ sinh hơn đối với người bình thường. Hoạt động của người có nhu động ruột nhạy cảm rất dễ bị đi ngoài chỉ cần sự thay đổi về thời tiết hoặc do ăn phải đồ ăn có thể sẽ dẫn đến chứng đau bụng và đi ngoài.

Căng thẳng:

Những dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích gây ra những căng thẳng khó chịu mệt mỏi như một thói quen hằng ngày. Những căng thẳng này làm các triệu chứng ngày càng nặng hơn.

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích ibs

Rối loạn căng, thẳng lo âu, mệt mỏi là nguyên nhân quan trọng góp phần mắc hội chứng ruột kích thích ibs

Những bệnh khác:

Đôi khi một căn bệnh, chẳng hạn như là một cơn bệnh cấp tính của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng (viêm dạ dày ruột), có thể gây ra hội chứng ruột kích thích.

Xem thêm: Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và phòng ngừa

Triệu chứng bệnh hội chứng ruột kích thích ibs:

Đau bụng: Cơn đau bụng có thể ập đến bất cứ lúc nào mà người bệnh không rõ nguyên nhân, ngay cả khi không ăn uống gì, đôi khi có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên tại vị trí đau. Khi căng thẳng, lo âu thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn.

Đi ngoài: Người bệnh bị hội chứng ruột kích thích có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, có thể bị táo bón xen lẫn tiêu chảy. Tiêu chảy thường xảy ra vào buổi sáng, sau bữa điểm tâm. Khi đi ngoài xong vẫn muốn đi tiếp, cảm giác đi không hết phân.

Rối loạn đại tiện: Táo bón kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần và tiếp theo là tiêu chảy là một dấu hiệu của ibs. Những thay đổi này thường gây kích thích ở bệnh nhân ibs do căng thẳng, lo lắng hoặc thậm chí trầm cảm. Người bệnh cũng có sự thay đổi về cảm giác khi đại tiện: thấy mót, cần đi ngay, hoặc có cảm giác đi không hết phân.

Đầy bụng: Khi các vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa thức ăn và bảo vệ thành ruột mất cân bằng, hệ tiêu hoá và khả năng miễn dịch sẽ bị suy giảm. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu, ợ chua, đau ngực, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm….

Chất nhầy trong phân: Những người bị hội chứng ibs thường sẽ xuất hiện chất nhầy trong phân. Mặc dù ai cũng có thể xuất hiện triệu chứng này ở một thời điểm nào đó nhưng nó thường tăng ở bệnh nhân ibs. Tuy nhiên, nếu xuất hiện cả máu trong phân thì bạn nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra.

Xem thêm: Phương pháp chẩn đoán hội chứng kích thích đường ruột

Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích ibs tái phát

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng của hội chứng ruột thích thích ibs là tránh các tác nhân gây khởi phát bệnh. Việc làm đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể là cách lâu dài để ngăn ngừa các triệu chứng của ibs:

  • Cách tốt nhất để tránh các triệu chứng là tránh carbohydrat phức, các loại đậu, hút thuốc và uống rượu, các chất kích thích
  • Dung nạp đủ chất cơ bởi chất xơ trong chế độ ăn có thể có lợi hoặc gây hại cho tình trạng bệnh phụ thuộc vào việc bạn bị táo bón hay tiêu chảy. Lượng chất xơ ở người bị hội chứng ruột kích thích ibs nên được điều chỉnh theo các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh. Chế độ ăn chứa ít chất xơ có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng IBS nếu chế độ ăn nhiều carbohydrat làm tăng nguy cơ bị chướng bụng và đầy hơi.
  • Ăn nhiều hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ và rau lá xanh.
  • Nếu bạn bị táo bón hãy tăng cường hấp thu chất xơ. Nhưng cần đảm bảo tăng dần lượng chất xơ vì sự thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống có thể khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn.
  • Lập 1 cuốn sổ theo dõi chế độ ăn hằng ngày để tìm mối liên quan giữa thực phẩm ăn vào và các triệu chứng họi chứng ruột kích thích ibs. Do vậy, trong phần lớn các trường hợp, có thể cần thay đổi thói quen ăn uống.
  • Tìm hiểu xem xét xét sử dụng các men vi sinh vì chúng cũng đực thấy là làm giảm triệu chứng.
  • Tránh ăn những thực phẩm cay và thực phẩm giàu chất béo. Những thực phẩm nhiều chất béo không chỉ làm nặng thêm các triệu chứng IBS mà còn không tốt cho sức khỏe.
  • Những thực phẩm cay dễ kích thích đường ruột và ảnh hưởng xấu hơn tới các triệu chứng tiêu chảy.
  • Tránh các thực phẩm và đồ uống khác như cà phê, trà mà bạn nghĩ có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng. Theo hướng dẫn NICE, người bị IBS nên hạn chế các đồ uống chứa caffein dưới 3 cốc mỗi ngày.
  • Không ăn quá nhiều: Kiểm soát khẩu phần ăn. Chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ hơn trong ngày. Không ăn vào nửa đêm
  • Thực hiện lối sống lành mạnh. Thường xuyên tập luyện và ngủ đủ giấc. Tránh hút thuốc và hạn chế uống rượu.

Xem thêm: Thức ăn cho người bị hội chứng ruột kích thích

The post Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích ibs appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/tim-hieu-ve-hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs-1692/feed/ 0
Phương pháp điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích không thể bỏ qua http://khangnudan.vn/phuong-phap-dieu-tri-benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-khong-the-bo-qua-1681/ http://khangnudan.vn/phuong-phap-dieu-tri-benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-khong-the-bo-qua-1681/#respond Fri, 17 Aug 2018 07:46:08 +0000 http://khangnudan.vn/?p=1681 Tìm hiểu về bệnh hội chứng ruột kích thích Bệnh hội chứng ruột kích thích là bệnh lý về tiêu hóa thường gặp gây ra rối loạn chức năng đại tràng. Hội chứng ruột kích thích được chia ra thành 4 nhóm chính: IBS-D ( Tiêu chảy là chủ yếu ) IBS-C ( Táo bón […]

The post Phương pháp điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích không thể bỏ qua appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Tìm hiểu về bệnh hội chứng ruột kích thích

Bệnh hội chứng ruột kích thích là bệnh lý về tiêu hóa thường gặp gây ra rối loạn chức năng đại tràng. Hội chứng ruột kích thích được chia ra thành 4 nhóm chính:

  • IBS-D ( Tiêu chảy là chủ yếu )
  • IBS-C ( Táo bón chủ yếu)
  • IBS-M ( Vừa tiêu chảy vừa táo bón)
  • IBS-U ( Không tiêu chảy, không táo bón).

Phương pháp điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích không thể bỏ qua

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:

  • Do yếu tố thực phẩm, ăn uống, thói quen sinh hoạt uống rượu bia, thuốc lá…
  • Do rối loạn nhu động ruột gây lên những biểu hiện khó tiêu, ợ chua, đầy hơi…
  • Ruột bị nhạy cảm dễ đói, dễ đi tiêu hơn những người bình thường
  • Do taam lý, stress, căng thẳng lo âu liên tục cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua của bệnh hội chứng ruột kích thích

Xem thêm: Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và phòng ngừa

Triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích

Biểu hiện về rối loạn tiêu hóa

  • Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu là những triệu chứng không thể bỏ qua của bệnh. Những triệu chứng này tăng lên khiến người bệnh cảm thấy khó chiụ, stress. Những triệu chứng đau và khó chịu này này giảm bớt khi người bệnh có thể đi tiêu và trung tiện
  • Biểu hiện chướng bụng, đầy bụng ở hội chứng ruột kích thích thường ít gặp lúc mới ngủ dậy nhưng tăng dần lên trong ngày.
  • Rối loạn chuyển vận ruột: Bệnh nhân thay đổi số lần đi cầu và hình dạng phân, ảnh hưởng đến cách thức đi ngoài như mót rặn, đau nhẹ hậu môn, són phân…

Các biểu hiện khác:

  • Cảm giác rõ rệt nhất với bệnh nhân đó là mệt mỏi, khó chịu kéo dài: đau đầu, đau lưng, khó ngủ, rối loạn về phụ khoa….
  • Người bệnh lo âu bồn chồn kéo dài, là tình trạng táo bón, tiêu chảy không liên tục, kéo dài có bệnh nhân còn bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, nóng ở thượng vị, buồn nôn, khó nuốt, cảm giác có cục vướng ở họng…

Xem thêm: Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Cách điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích

Phương pháp điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích không thể bỏ qua

Ngồi thiền, yoga là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích

Bệnh hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh cho nên phương pháp để điều trị bệnh chủ yếu vẫn tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng để bệnh nhân có cuộc sống sinh hoạt thoải mái hơn. Cho nên cách điều trị hội chứng ruột kích thích có thể thực hiện theo phương pháp:

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc chống đau, giảm co thắt: Duspataline, Phloroglucinol EG, No-spa, Spasfon…
  • Thuốc chống táo bón: Sử dụng các thuốc nhuận tràng (Carbophos, Forlax, Tegaserod, Duphalac…) kết hợp với uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ.
  • Thuốc chống ỉa chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium…
  • Thuốc chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt…
  • Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl…

Vì mỗi người có một cơ địa khác nhau, triệu chứng bệnh khác nhau nên người bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, Vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải qua thăm khám và kê đơn thuốc của bác sĩ mới có thể sử dụng được để tránh việc sử dụng thuốc điều trị không mang lại hiệu quả mà bệnh tình lại càng nặng hơn.

Ngoài những loại thuốc kể trên, không thể không nhắc đến những phương pháp cần thiết để giảm thiểu triệu chứng hội chứng ruột kích thích như:

Chế độ ăn uống:

  • Người bệnh nên tìm hiểu những loại thức ăn làm cho triệu chứng trầm trọng hơn và hạn chế ăn những loại thức ăn đó.
  • Bổ sung chất xơ: Duy trì một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, ngũ cốc và rau quả, có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước để giúp ruột già hoạt động tốt đối vối những trường hợp bệnh nhân bị táo bón.
  • Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu đầy hơi khó chịu hoặc đánh hơi một lượng đáng kể khí, người bệnh nên tránh các hạng mục như đồ uống có ga, xà lách, trái cây tươi và rau quả, đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và súp lơ.
  • Nên đặt thời gian biểu ăn uống đúng giờ, tránh để đói quá, hoặc no quá. Những trường hợp tiêu chảy nên ăn ít một, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Hạn chế thức ăn có thể gây khó tiêu, tiêu chảy như: cá, dầu mỡ, rau sống, sữa tươi.
  • Nên tránh xa các loại rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, thực phẩm có nhiều đường lactose.
  • Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ cũng nên hạn chế sử dụng.
  • Không ăn những thực phẩm để lâu, bảo quản không tốt, các loại gia vị cay (ớt, hạt tiêu…).

Xem thêm: Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì

Hội chứng ruột kích thích là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Nếu bệnh nhân có cách điều trị hội chứng ruột kích thích tốt, kiên trì, có chế độ ăn uống hợp lý và biết cách giữ cân bằng tâm lý trong cuộc sống sẽ giúp hạn chế tối đa việc xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

The post Phương pháp điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích không thể bỏ qua appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/phuong-phap-dieu-tri-benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-khong-the-bo-qua-1681/feed/ 0
Những bài thuốc dân gian chữa bệnh hội chứng ruột kích thích hiệu quả http://khangnudan.vn/nhung-bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-hieu-qua-1676/ http://khangnudan.vn/nhung-bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-hieu-qua-1676/#respond Fri, 17 Aug 2018 07:43:56 +0000 http://khangnudan.vn/?p=1676 Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng).Để điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích người bệnh cần kiên trì bởi bệnh tái phát thường xuyên. Vì vậy người bệnh cần tìm những bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu […]

The post Những bài thuốc dân gian chữa bệnh hội chứng ruột kích thích hiệu quả appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng).Để điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích người bệnh cần kiên trì bởi bệnh tái phát thường xuyên. Vì vậy người bệnh cần tìm những bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất, có thể sử dụng lâu dài mà không lo gây tác dụng phụ.

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh hội chứng ruột kích thích hiệu quả

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích

Đến nay chưa có câu trả lời chính xác cho nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích nên một số nguyên nhân dưới đây được thống kê cho là nguyên nhân cơ bản nhất:

Thực phẩm:

  • Một số thực phẩm sẽ gây ra những triệu chứng của bệnh càng ngày trầm trọng hơn. Nhất là những đồ uống có ga hoặc một số thực phẩm, trái cây rau củ quả có thể dẫn đến đầy hơi, khó chịu ở một số người hội chứng ruột kích thích.
  • Một số người bị chủ yếu là đau rút và đầy hơi sau khi ăn sản phẩm từ sữa, thực phẩm có chứa caffeine hoặc một số thực phẩm có chất ngọt nhân tạo.

Kích thích tố:

Theo nghiên cứu thống kê phụ nữ có hội chứng ruột kích thích gấp đôi nam giới, nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi nội tiết đóng một vai trò trong tình trạng này.

Rất nhiều phụ nữ thấy các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn trong hoặc xung quanh thời kỳ kinh nguyệt.

Rối loạn tâm lý, lo âu, stress:

Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích, có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn hoặc thường xuyên hơn trong các sự kiện căng thẳng, như một sự thay đổi trong thói quen hàng ngày. Trong khi căng thẳng có thể làm nặng thêm các triệu chứng, nhưng nó không gây ra chúng.

Các bệnh khác:  

Đôi khi một căn bệnh, chẳng hạn như là một cơn bệnh cấp tính của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng (viêm dạ dày ruột), có thể gây ra hội chứng ruột kích thích.

Xem thêm:  Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất

Mỗi người bị hội chứng ruột kích thích có những triệu chứng khác nhau, bởi vậy bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích cũng khác nhau, dưới đây là một số bài thuốc:

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích với những nguyên liệu thuốc Đông y:

Bài thuốc 1:

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích với lá mơ lông, sa nhân…:

Nguyên liệu:

  • Lá mơ lông,
  • Sa nhân,
  • Lá vọng cách,
  • Bạch truật,…

Đây là những nguyên liệu thảo dược đứng đầu trong điều trị bệnh đại tràng và các bệnh đường tiêu hóa khác. Lá mơ lông và Sa nhân là nguyên liệu nổi tiếng trong hỗ trợ điều trị các ebenhj về tiêu hóa.

Tác dụng của bài thuốc:

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính, viêm đại tràng co thắt,

Hạn chế tối đa các triệu chứng ruột kích thích và làm giảm hẳn các triệu chứng như bụng trướng, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, phân sống.

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh hội chứng ruột kích thích hiệu quả

Lá mơ lông

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu:

  • Bạch truật (sao vàng): 12g
  • Bạch thược: 12g
  • Phục linh:12g
  • Cam thảo 3g.
  • Phòng phong, trần bì, sài hồ, hương phụ (tẩm giấm sao) mỗi thứ: 9g

Những nguyên liệu đã chuẩn bị trên đem đổ ngập nước thuốc trên 2 – 3cm rồi đun sôi trong khoảng 20 – 30 phút, sắc 2 lần, chia ra nhiều lần uống trong ngày.

Tác dụng của bài thuốc:

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích trên rất tốt cho người bệnh với những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Ngoài ra nó còn giúp giảm đau mỗi sau khi đại tiện.

Bài thuốc 3:

Trần bì

Nguyên liệu:

  • Trần bì (tẩm giấm sao): 6g
  • Sài hồ: 6g
  • Cam thảo:
  • Xuyên khung, hương phụ, bạch thược, chỉ xác (sao) mỗi thứ 5g;
  • Những nguyên liệu đã chuẩn bị trên cho vào nồi cùng với 1,5 bát nước
  • Đun sắc còn 8 phần;
  • Nên uống trước bữa ăn.

Tác dụng của bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích:

Bài thuốc này có tác dụng chữa hội chứng ruột kích thích với những biểu hiện chủ yếu là đau bụng và sôi bụng.

Bài thuốc 4:

Nguyên liệu:

  • Đảng sâm, bạc truật, bạch biển đậu, hạt sen mỗi thứ 12g;
  • Hoàng kỳ, sơn dược, ý dĩ nhân mỗi thứ 15g;
  • Sa nhân, cát cánh mỗi thứ 3g
  • Cam thảo 6g.
  • Những nguyên liệu trên đem sắc 2 lần
  • Chắt nước chia ra uống nhiều lần trong ngày

Tác dụng của bài thuốc:

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích với những biểu hiện như tiêu chảy, đi nhiều lần trong ngày, phân sống, bụng đầy hơi í ách khó chịu sau khi ăn…

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích trên:

  • Người bệnh khi dùng bài thuốc trên tuyệt đối kiêng ăn thức ăn cay nóng
  • Không ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Người bệnh cần kiêng uống rượu bia, hút thuốc lá và dùng những chất kích thích
  • Ngoài ra người bệnh cần vận động, thể dục thể thao nhẹ nhàng tùy thuộc vào bệnh tình và sức khỏe.
  • Giữ tinh thần vui tươi, thoải mái, gạt bỏ những lo âu, stress để bệnh tình được cải thiện tốt nhất

Xem thêm: Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì

The post Những bài thuốc dân gian chữa bệnh hội chứng ruột kích thích hiệu quả appeared first on Khang Nữ Đan.

]]>
http://khangnudan.vn/nhung-bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-hieu-qua-1676/feed/ 0