Mặc dù đã là quy luật của tự nhiên, phụ nữ rồi ai cũng phải trải qua các mốc đánh dấu sự thay đổi của cơ thể và sinh lý trong cuộc đời. Giai đoạn thời kỳ mãn kinh chính là một trong những mốc quan trọng đó mà bắt buộc chị em sẽ phải trải qua…
Mãn kinh là gì?
Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm phụ nữ có khả năng sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời. Đây là một quá trình biến đổi kéo dài trong khoảng từ 2- 6 năm, tùy thuộc vào sức khỏe và nội tiết ở mỗi chị em mà thời gian có thể kéo dài hoặc ngắn. Một số thay đổi của các chị em trong thời kỳ này như nội tiết tố bị suy giảm trầm trọng, buồng trứng bị ngừng sinh sản ra các tế bào trứng dẫn đến người phụ nữ trong giai đoạn này không có khả năng mang thai được. Đồng thời, một số bộ phận liên quan đến cơ quan sinh dục cũng bị thay đổi và giảm chức năng như âm hộ, tử cung, cổ tử cung, tuyến vú…
Các triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Một số triệu chứng mà chị em có thể gặp trong thời kỳ mãn kinh như:
Bốc hỏa, nóng bừng
Xuất hiện những cơn bốc hỏa, nóng bừng đột ngột ở trên vùng mặt, vùng cổ sau đó đến vùng trên ngực và dần dần lan ra khắp cơ thể. Đây là một trong những triệu chứng mà hầu như ở chị em nào cũng có thể gặp trong giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân của hiện tượng bốc hỏa trên là do sự thiếu hụt các estrogen nữ, do tâm lý cảm giác lo lắng của chị em trong giai đoạn này hoặc nhiều khi sự bốc hỏa là do bệnh lý, môi trường làm việc xung quanh…
Trầm cảm, lo âu và hay cáu gắt
Nguyên nhân của biểu hiện trầm cảm, lo âu và hay cáu gắt là do yếu tố estrogen của phụ nữ bị suy giảm điều này làm tác động đến những thay đổi trên não và hệ thần kinh của chị em. Trong một số hành động, chị em sẽ không kiểm soát được trạng thái cảm xúc của mình, dễ bị cáu gắt, bực giọng và xa lánh những người xung quanh.
Thường xuyên bị mất ngủ
Do sự kết hợp của các yếu tố rối loạn cảm xúc, lo lắng và bốc hỏa dẫn đến tâm trạng của chị em không tốt khi vào giấc ngủ không được sâu giấc, bị chập chờn và mất ngủ. Tình trạng này kéo dài còn khiến chị em mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Để hạn chế tình trạng này, chị em nên đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và thực thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Ngoài ra, thay đổi không gian phòng thoáng mát, không ồn ào, giữ tâm lý thoải mái nhất trước khi bước lên giường đi ngủ.
Tóc rụng và móng giòn
Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nhiều chị em gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều bất thường ở nữ, khô cứng, móng chân móng tay trở lên giòn và dễ gãy.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do nồng estrogen và progesterone bị giảm sụt. Đây là hai loại hocmon chịu trách nhiệm duy trì giúp mái tóc luôn khỏe mạnh và phát triển.
Suy giảm ham muốn
Nhiều chị em đến độ tuổi tiền mãn kinh thì một số chức năng ở bộ phận sinh dục bị giảm biểu hiện âm đạo bị khô, thiếu sự đàn hồi và co giãn. Chính vì điều này dẫn đến trong sinh hoạt vợ chồng, có nguy cơ bị rách âm đạo và chảy máu khiến chị em khó chịu hoặc đau rát và không còn ham muốn, thích thú.
Suy giảm trí nhớ
Mãn kinh cũng ảnh hướng đến các kỹ năng ngôn ngữ và chức năng liên quan đến trí nhớ. Đây là lý do giải thích tại sao khi chị em trải quan thời kỳ mãn kinh nồng độ estrogen bị giảm và bị gặp khó khăn trong việc nhớ thông tin hoặc truy xuất những gì đã có trong đầu.
Thay đổi sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh
Thực tế, phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh thường gặp khá nhiều biến đổi liên quan đến cả sức khỏe, tinh thần và tâm sinh lý bên trong cơ thể. 10 sự thật về sức khỏe tuổi mãn kinh mà các chị em cần biết, cụ thể:
1.Độ tuổi mãn kinh: Độ tuổi trung bình khi bắt đầy mãn kinh là 50. Tuy nhiên cũng có một số người có thể bắt đầu sớm hơn hoặc có người muộn hơn.
2. Tính cách: Hay buồn vu vơ, trầm uất, dễ nóng nảy, cáu gắt, hay quên…
3. Da, tóc: Da kém mềm mại, khôn nhăn, có đốm đồi mồi, tóc khô, dễ bị gãy rụng…
4. Ngoại hình: Cơ thể không còn cân đối, tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồm, cơ thể không còn linh hoạt và nhanh nhẹn.
5. Cân nặng: Dễ bị tăng cân, xuất hiện nhiều vùng mỡ tích tụ ở các phần bụng, phần mông và phần đùi.
6. Xương khớp: Xương giòn, dễ gãy, có nguy cơ cao loãng xương và viêm các khớp xương.
7. Tim mạch: Xơ cứng thành mạch, có nguy cơ cao mắc các vấn đề về cơ bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim.
8. Ung thư sinh dục: Sự thiếu hụt nội tiết tố buồng trứng là yếu tố khơi dậy ung thư sẵn có nơi bộ phận sinh dục.
9. Các biến đổi về âm đạo: Âm hộ, âm đạo bị teo dần làm chị em sợ giao hợp và lãnh cảm quan hệ.
10. Không còn khả năng sinh sản.
Cách giữ gìn sức khỏe phụ nữ mãn kinh
Để giữ gìn và kéo dài sức khỏe trong thời kỳ tiền mãn kinh/mãn kinh, chị em nên bắt đầu từ việc xây dựng một lối sống khoa học, tươi vui, tâm trạng vui vẻ thoải mái, tránh lo âu phiền muộn, thái độ luôn lạc quan… để đối mặt và bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.
Một số lời khuyên dành cho chị em tiền mãn kinh và mãn kinh sau đây:
Tập thể dục hàng ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe và duy trì dáng vóc, tâm trạng tốt nhất. Từ đó giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng diễn ra trong thời kỳ mãn kinh.
Tăng cường bổ sung các chất canxi, protein, sắt… hoặc các loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần Phytoestrogen (là loại chất có tác dụng tương tự như các estrogen nữ ở phụ nữ) giúp cơ thể cân bằng lượng hocmon và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như: bốc hỏa, cáu gắt hay trầm cảm, thiếu tập trung, làm giảm rụng tóc kích thích mọc tóc nhanh tự nhiên; ngủ ngon hơn,….
Một số thực phẩm có chứa các loại chất này như: đậu nành, hạt lanh, hạt vừng, hạt đậu, tỏi, yến mạch, và các loại rau xanh…
Uống đủ nước mỗi ngày để làm ẩm da và hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nước còn có tác dụng làm ngăn ngừa sự tăng cân, hỗ trợ giảm cân và tăng sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn và nhanh hơn.
Duy trì khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh phụ khoa, hoặc một số bệnh có liên quan đến sinh dục, ung thư khác.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tổng quan sức khỏe của chị em trong giai đoạn mãn kinh. Hy vọng bài viết trên giúp chị em hiểu rõ hơn được những thay đổi liên quan đến tâm sinh lý diễn ra trong giai đoạn này và từ đó có những cách khắc phục, các giải pháp giúp chị em vượt qua được giai đoạn này. Chúc chị em sức khỏe và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
Ý kiến của bạn