Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là một hiện tượng hay gặp ở các bạn gái trong độ tuổi sinh sản. Rối loạn kinh nguyệt nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như cuộc sống, nặng hơn nữa là dẫn đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ.
Như thế nào gọi là rối loạn kinh nguyệt?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thưởng có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21-35 ngày, Trong đó có khoảng 3-5 ngày là ngày đèn đỏ. Lượng máu kinh mất đi trung bình trong mỗi lần hành kinh thường từ 50-150ml.
Nhưng vì một số lý do gì đó mà chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, chu kỳ kinh thay đổi khi thì ít hơn 21 ngày khi lại nhiều hơn 35 ngày. Lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều. Máu kinh màu đen hoặc mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức kinh thường (120g/l) đó đều là những biểu hiện thường thấy khi bị rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp như bị stress, tinh thần không ổn định, đau khổ, căng thẳng, buồn phiền, hay do rối loạn tiêu hóa, nhiểm khuẩn ở bộ phận sinh dục như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như:
- Do sự thay đổi hoocmon nội tiết tố nữ khi mới bước vào độ tuổi dậy thì, giai đoạn này cơ thể đang có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý nội tiết nên chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định gây rối loạn kinh nguyệt
- Do bị tăng cân hoặc giảm cân đột ngột làm nhiễu loạn mức độ hooc môn trong cơ thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Do chế độ ăn uống không hợp lí, chán ăn bỏ bữa, ăn uống thiếu chất
- Do chế độ luyện tập thể dục thể thao với cường độ quá mạnh.
- Phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh mức độ hoocmon nữ bắt đầu giảm, chu kỳ kinh thay đổi cũng dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt
- Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe ảnh hưởng đến hoocmon nội tiết tố nữ
- Do chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, làm việc quá sức, thức khuya nhiều.
- Do tâm trạng lo lắng, sợ hãi, stress, hồi hộp khiến chu kì kinh nguyệt bị thay đổi.
- Mắc một số bênh phụ khoa như nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo phá thau, lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo cũng dấn đến rối loạn kinh nguyệt
Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn ít hơn 21 ngày gọi là” kinh ngắn”, ngày đèn đỏ kéo dài trên 7 ngày gọi là ” kinh dài:
Lượng máy kinh mất đi quá ít chỉ một đến hai ngày là hết kinh gọi là ” kinh ít”, Nếu lượng máu kinh chảy ra quá nhiều, có những cục máu đông lớn, sau chu kỳ kinh, mức độ huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường (120g/l) thì được coi là lượng kinh nguyệt nhiều.
Kinh nguyệt không theo quy luật : Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là dăm ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.Đây cũng là một tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Xuất huyết giữa kỳ kinh: thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).
Kinh nguyệt thưa, ít: chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là kinh nguyệt ít (dân gian còn gọi máu bồ câu).
Vô kinh : là không có kinh nguyệt ngừng từ 6 tháng trở lên. Có 2 loại vô kinh nguyên phát và thứ phát
Thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh : trong thời kỳ kinh nguyệt, bụng dưới đau dữ dội, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt. Trước khi vào viện, nếu người bệnh đã uống một loại thuốc gì và liều lượng ra sao thì cần phải nói rõ với bác sĩ, bởi vì có một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng sức khỏe sinh sản không?
- Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.
- Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể.
- Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…
- Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.
Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?
Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi rối loạn kinh nguyệt?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt, bò, trứng, sữa, pho mát…
Nước mùi tây : Đây là một trong những loại nước ra có công dụng rất tốt chữa chứng rối loạn kinh nguyệt vừa đơn giản mà lại hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần uống 75ml nước mùi tây là chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ dần ổn định
Nước gừng : đập dập gừng và đun với nước sôi, uống 3 lần/ngày. Đây là một cách hữu hiệu giúp làm ấm cơ thể và giảm các vấn đề kinh nguyệt gặp phải.
Nấu hoa chuối và ăn kèm với sữa đông : Đây là một món ăn dân gian đơn giản nhưng lại có thể giúp cho tình trạng bị chảy máu nguyệt san nặng nề sẽ thuyên giảm. Món này có thể ăn sau bữa ăn thường ngày.
Hạt vừng : Bạn có thể dùng nửa thìa café bột hạt vừng hòa với nước ấm để uống, 2 lần mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn giảm đau bụng kinh và cải thiện tình hình vì hạt vừng có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt rất tốt
Ăn các loại rau xanh có chứa nhiều sắt như cải xanh hoặc xúp lơ có tác dụng tốt cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt
Đu đủ là một trái cây rất tốt khi bị rối loạn kinh nguyệt
Ăn nhiều trái cây, có chứa thành phần estrogen rất có ích cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều. Vì bổ sung estrogen sẽ giúp cho nội tiết tố nữ được cân bằng đặc biệt là đu đủ, bí đỏ, quả bầu bí, quả chà là, dưa leo có thể khắc phục được tình trạng này.
Ăn sữa chua trong những ngày đèn đỏ giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi, điều hòa hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột, giúp giảm đau bụng kinh và khó chịu.
Hạt rau mùi: Với những người bị chảy máu nhiều, đun sôi 6g hạt rau mùi với nửa lít nước và đun cho đến khi còn khoảng một bát thì bỏ ra uống. Uống hàng ngày. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp điều hòa kinh nguyệt.
Củ cải đường : uống 60-90ml nước ép củ cải đường, ngày 2 lần cũng sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
HÀ THU HIỀN đã bình luận
Cho cháu hỏi.Mọi lần chu kỳ kinh nguyệt của cháu đều ra bình thường nhưng tháng này cháu có giảm cân và sử dụng thuốc giảm cân lishou+uống nước ép mướp đắng đến chu kỳ kinh nguyệt của cháu lần này lại ra ít đy rất nhiều so vs nhưng lần trước.vậy cho cháu hỏi như thế có bị ảnh hưởng gì không ạ ! Cháu xin cảm ơn!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào cháu!
Mô mỡ trong cơ thể có ảnh hưởng đến sự hình thành hormon sinh dục nữ nên có tác động đến “nguyệt san”. Vậy nên khi giảm cân có thể rối loạn kinh nguyệt như trễ kinh, kinh ra ít,…
Cháu cần cân bằng giữa trọng lượng cơ thể và sức khỏe kinh nguyệt nhé. Giảm cân an toàn và ngừng nếu nó ảnh hưởng quá nhiều đến kinh nguyệt.
Nguyễn Thị Kim Anh đã bình luận
Cho cháu hỏi. Mấy tháng nay, chu kỳ kinh nguyệt của cháu không đều, giữa hai chu kỳ thường bị chậm lai khoảng 2-3 tháng mới thấy. Cháu đã đi khám bác sĩ và đã kết luận không có vấn đề gì. Chỉ do tâm lý. Bác sĩ khuyên cháu là hãy để tâm lý thoải mái nhưng cháu vẫn không thấy tiến triển gì. Bác sĩ cho cháu lời khuyên được không ạ! Cháu xin chân thành cảm ơn ạ!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào cháu!
Ngoài để tâm lý thoải mái, Khang Nữ Đan có một số cách giúp cháu đỡ rối loạn kinh nguyệt như sau:
-Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách trước và sau kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ.
-Khi đến ngày đèn đỏ dù ra ít cháu cũng cần thay băng vệ sinh sau 3-4 h để đảm bảo vệ sinh chứ đừng vì kinh nguyệt ra ít mà chậm thay băng.
-Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc là trong thời kỳ kinh nguyệt
-Tạo cho mình một lối sống lành mạnh, thoải mái, giảm thiểu cẳng thẳng, lo âu, buồn phiền.
-Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ăn những thức ăn nhiều đạm , vitamin E, C, A..Giảm lượng muối trong khẩu phần
-Thường xuyên tập thể dục thể thao để máu huyết lưu thông, giúp tinh thần thoải mái, tránh stress.
Ngoài ra hiện tại đã có sản phẩm Khang Nữ Đan được chiết xuất từ 7 thảo dược thiên nhiên KHANG NỮ ĐAN có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, điều kinh, giảm đau, kháng viêm, đuổi phong, ôn kinh, kiện tỳ nhờ đó cải thiện được hầu hết các hiện tượng bất thường của kinh nguyệt.
KHANG NỮ ĐAN có tác dụng giúp giảm đau bụng kinh đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt. Chỉ sau 3 tháng sử dụng sẽ hoàn toàn tự tin và không còn ngại ngần trong những ngày kinh nguyệt. Ngoài ra, KHANG NỮ ĐAN còn có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết giúp da dẻ thêm hồng hào, tươi sáng.
KHANG NỮ ĐAN được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên không gây ra phản ứng phụ, không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Cháu có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thất thường. Uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ ngày. Uống trước khi có kinh nguyệt 7-10 ngày.
Chúc cháu mạnh khoẻ và hạnh phúc, Cảm ơn cháu đã quan tâm đến chuyên mục Khang Nữ Đan!
le hoai đã bình luận
cho chau hoi ra kinh dai ngay no co anh huong gi va cach chua tri mhu the nao
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào cháu!
Bình thường chu kỳ kinh nguyệt khoảng 21-35 ngày, trong đó 3-5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50-150 ml. Nếu chu kì kinh và ngày có kinh quá dài là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt . Điều này không những gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây nên tình trạng thiếu máu do trong kì kinh, cơ thể bị mất nhiều máu khiến tế bào hồng cầu thoát ra ngoài.
Để phòng thiếu máu nên ăn đủ chất dinh dưỡng, những thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, rau súp lơ, trứng, sữa, gan động vật…để cung cấp sắt và vitamin cần thiết.
Khang Nữ Đan có một số cách giúp cháu đỡ rối loạn kinh nguyệt như sau:
-Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách trước và sau kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ.
-Khi đến ngày đèn đỏ dù ra ít cháu cũng cần thay băng vệ sinh sau 3-4 h để đảm bảo vệ sinh chứ đừng vì kinh nguyệt ra ít mà chậm thay băng.
-Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc là trong thời kỳ kinh nguyệt
-Tạo cho mình một lối sống lành mạnh, thoải mái, giảm thiểu cẳng thẳng, lo âu, buồn phiền.
-Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ăn những thức ăn nhiều đạm , vitamin E, C, A..Giảm lượng muối trong khẩu phần
-Thường xuyên tập thể dục thể thao để máu huyết lưu thông, giúp tinh thần thoải mái, tránh stress.
Ngoài ra hiện tại đã có sản phẩm Khang Nữ Đan được chiết xuất từ 7 thảo dược thiên nhiên KHANG NỮ ĐAN có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, điều kinh, giảm đau, kháng viêm, đuổi phong, ôn kinh, kiện tỳ nhờ đó cải thiện được hầu hết các hiện tượng bất thường của kinh nguyệt.
KHANG NỮ ĐAN có tác dụng giúp giảm đau bụng kinh đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt. Chỉ sau 3 tháng sử dụng sẽ hoàn toàn tự tin và không còn ngại ngần trong những ngày kinh nguyệt. Ngoài ra, KHANG NỮ ĐAN còn có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết giúp da dẻ thêm hồng hào, tươi sáng.
KHANG NỮ ĐAN được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên không gây ra phản ứng phụ, không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Cháu có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thất thường. Uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ ngày. Uống trước khi có kinh nguyệt 7-10 ngày.
Chúc cháu mạnh khoẻ và hạnh phúc, Cảm ơn cháu đã quan tâm đến chuyên mục Khang Nữ Đan!
ánh hồng đã bình luận
chào bác sĩ, em bị mất kinh khoảng 3 tháng nay, cơ thể em thì mập lên ko kiểm soát đc, em có uống “mẫu tử đơn” và vitamin E nhưng vẫn ko có dấu hiệu j cả, trong tuần này thì em cảm thấy ngực mình hơi đâu,vậy bác sĩ tư vấn giùm em…em xin cảm ơn ah
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em!
Không biết em bị tăng cân đột ngột là do lý do gì tuy nhiên việc tăng giảm cân đột ngột đều có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Em bị mất kinh 3 tháng là hiện tượng vô kinh thứ phát.
Có rất nhiều yếu tố gây ra mất kinh thứ phát như do yếu tố thần kinh, tâm lý: mất kinh có thể gặp sau những xúc động mạnh mẽ về tinh thần; vui buồn quá mức, lo sợ quá mức như chiến tranh, quá mong có con (có thai tưởng tượng), di chuyển chỗ ở, những bệnh về tinh thần kinh, động kinh, tâm thần phân liệt… Yếu tố dinh dưỡng: Chán ăn kéo dài, thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng nhất là thiếu vitamin, chế độ giảm cân quá mức,…Yếu tố nội tiết: Gồm những thay đổi chủ yếu ở buồng trứng (khối u), bệnh của tuyến yên (teo tuyến yên), bệnh tuyến giáp (cường giáp), bệnh tuyến thượng thận (cushing, Addison). Nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính: Thương hàn, phát ban, bệnh hệ thống như lupus ban đỏ hệ thống, thấp khớp, lao. Ngoài ra mất kinh thứ phát có thể do thiếu máu nặng, nhiễm độc mãn tính chì, thủy ngân, rượu, thuốc phiện, nhiễm phóng xạ hay do các bệnh về phụ khoa như cắt tử cung, buồng trứng dính sau nạo, bàng quang âm đạo.
Để có thể tìm rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng mất kinh thứ phát cần đi khám chuyên khoa phụ sản để có thể điều trị theo nguyên nhân, sớm chữa khỏi bệnh chứ không nên tự uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc như em kể trên.
Chúc em mạnh khoẻ và hạnh phúc, Cảm ơn em đã quan tâm đến chuyên mục Khang Nữ Đan!
Hoàng Thu Uyên đã bình luận
Cho mình hỏi: mình mấy tháng nay chu kì kinh rất đều đặn. Nhưng dạo gần đây đến ngày mà kinh nguyệt vẫn chưa có. Dạo gần đây mình đang ăn uống theo chế độ giảm cân liệu có ảnh hưởng xấu k ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
1. Thuốc giảm cân bạn dùng có thể gây rối loạn hormon dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
2. Khi cân nặng của bạn giảm đột ngột cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Bạn nên cân nhắc giữa sức khỏe kinh nguyệt và việc sử dụng thuốc giảm cân nhé!
nguyen thi thu tram đã bình luận
chào các bác sĩ, tháng trước em có đi hiến máu trong kì kinh và có quan hệ ngày gần hành kinh lại, nhưng đã 8 ngày rồi em vẫn chưa thấy có kinh lại, và cũng không có dấu hiệu gì lạ cả, vậy cho em hỏi em có bị gì không ạ? em cảm ơn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em!
Theo em mô tả thì Khang Nữ Đan hiểu là em đã đi hiến máu trong khi hành kinh đúng không? Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên chỉ nên hiến máu khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, với bạn nữ trong ngày hành kinh khi lượng máu trong người mất đi thì cũng không nên hiến máu. Điều nàu có thể dẫn tới mệt mỏi trong người và làm thay đổi chu kỳ kinh của em.
Việc em có quan hệ vào ngày gần ngày “đèn đỏ” thì khả năng có thai tương đối thấp, tuy nhiên nếu chu kỳ của em không ổn định thì việc này vẫn có thể xảy ra, nếu 2 tuần sau khi quan hệ vẫn chưa thấy kinh em nên thử thai.
Lần sau khi quan hệ các em nên dùng biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày,… tránh có thai ngoài ý muốn.
Chúc em mạnh khoẻ và hạnh phúc, Cảm ơn em đã quan tâm đến chuyên mục Khang Nữ Đan!
Hoàng Thị Mơ đã bình luận
Chào các bác sĩ, mẹ của cháu bị rong kinh đã hơn 2 tháng nay, đợt vừa rồi có khỏi được 3 ngày nhưng đi biển về lại bị rong tiếp, mẹ cháu có khi khám và siêu âm nhưng kết quả nói không bị làm sao, chỉ là tình trạng trước khi mãn kinh, hiện tại mẹ cháu vẫn uống thuốc theo các bác sĩ kê đơn nhưng lâu vẫn chưa khỏi, cháu muốn xin các bác sĩ một vài lời khuyên hay những món ăn tốt nhất khi bị như thế này! Cháu xin cảm ơn!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào cháu!
Hiện tượng rong kinh tiền mãn kinh là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ khoảng trên 40 tuổi. Có nhiều nguyên nhân có thể do bệnh lý nhưng mẹ cháu đã đi khám và không có gì bất thường là điều đáng mừng. Mẹ cháu nên điều trị hết đợt rồi đi khám lại để bác sỹ có hướng giải quyết.
Khang Nữ Đan xin chia sẻ với cháu một vài điều chú ý về thời kỳ tiền mãn kinh như sau:
Về mặt dinh dưỡng: phụ nữ cần một chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bằng cách ăn uống đầy đủ, cân đối các chất. Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các chất bằng cách ăn cơm gạo trắng thường ngày có xen lẫn gạo lức để bổ sung nhiều vitamin nhóm B. Ngoài ra, cần bổ sung lượng can – xi có trong sữa, trứng, yaourt giúp làm giảm thay đổi tính khí, đau đầu. Ăn nhiều trái cây, rau quả để tăng lượng magnesium, qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress. Nên ăn dưa hấu để cung cấp một phần chất xơ và nước sẽ giúp cơ thể chống được táo bón và đặc biệt là để cung cấp một lượng nước cho cơ thể. Tránh các thức ăn có nhiều mỡ, muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Đặc biệt là nên bổ sung các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên từ các loài thực vật như: đậu nành (đậu tương) và các thực phẩm được chế biến từ mầm đậu nành.
Thường xuyên tập thể dục thể thao như: khiêu vũ, yoga… để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan.
Một điều nữa mà phụ nữ cũng phải chú ý là việc đi khám phụ khoa định kì mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư.
Chúc gia đình cháu luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Mai Thùy Linh đã bình luận
chu kì kinh của em là 2 tháng 1 lần. Bây giờ em đang có kinh nhưng đã kéo dài hơn 8 ngày và ra rất nhiều máu. Dạo gần đây em hay bỏ bữa và tháng trước em có đi hiến máu liệu có ảnh hưởng gì đến việc em bị rong kinh không ạ.
Em cảm ơn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Trường hợp chu kì của bạn “kéo dài ra, có tháng lên đến 60 ngày” và số ngày có kinh cũng kéo dài + ra nhiều thì đó là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Đây là tình trạng khá nhiều chị em gặp phải và khiến chị em vô cùng lo lắng. Một câu hỏi được đặt ra là: có gì trục trặc không?
Tình trạng kinh nguyệt chậm hoặc thất thường có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
– Mất cân bằng về hormone: Phương pháp ngừa thai, rối loạn ăn uống, tập thể dục không đúng cách, béo phì quá mức, và các lý do khác làm mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm thay đổi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
– Suy dinh dưỡng: Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen và mất kinh.
– Căng thẳng: Căng thẳng quá mức là một sự kiện thay đổi cuộc sống, có thể ảnh hưởng và có những thay đổi nhất định trong chu kì kinh nguyệt.
– Vận động quá nhiều: Thường gặp ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Bạn hãy xem tình trạng của mình có rơi vào nguyên nhân nào như trên thì hãy khắc phục nhé. Trong trường hợp không rõ nguyên nhân, hãy đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Để chu kì đèn đỏ được đều đặn và thường xuyên, bạn nên giữ cho cơ thể mình không bị béo phì, có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng để tránh mất cân bằng nội tiết tố, chăm chỉ tập thể dục và luôn tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào.
Khi bạn đang có kinh nguyệt thì không nên hiến máu vì lúc này lượng máu đang bị mất đi rồi. Nếu bạn không hiến máu vào ngày kinh thì không ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt.
Chúc bạn vui khỏe!
dương thị hà đã bình luận
e bị kinh mỗi tháng 2 lần, mỗi lần khoảng 3 ngày là hết và cũng có dùng thuốc tránh thai, làm thế nào để hết bị tháng 2 lần kinh nguyệt ạ
member2 đã bình luận
Chào em
Với tình trạng kinh nguyệt không đều và kinh nguyệt ra thất thường em nên uống thuốc để điều hoà chu kỳ kinh nguyệt đồng thời em không phải lo lắng về vấn đề này nữa
Hiện tại đã có sản phẩm Khang Nữ Đan được chiết xuất từ 7 vị thuốc quý nên KHANG NỮ ĐAN có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, điều kinh, giảm đau, kháng viêm, đuổi phong, ôn kinh, kiện tỳ nhờ đó cải thiện được hầu hết các hiện tượng bất thường của kinh nguyệt.
KHANG NỮ ĐAN có tác dụng giảm đau bụng kinh đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt. Chỉ sau 3 tháng sử dụng bạn sẽ hoàn toàn tự tin và không còn ngại ngần trong những ngày kinh nguyệt. Ngoài ra, KHANG NỮ ĐAN còn có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết giúp da dẻ thêm hồng hào, tươi sáng.
KHANG NỮ ĐAN được triết xuất từ các vị thuốc đông y , không gây ra phản ứng phụ, không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thất thường. Uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ ngày. Uống trước khi có kinh nguyệt 7-10 ngày.
Chúc em mạnh khoẻ và hạnh phúc cảm ơn em đã quan tâm đến chuyên mục Khang Nữ Đan
võ thị ngọc trang đã bình luận
em trễ kinh một tháng nhưng que thử 1 vạch. như vậy làm sau để có kinh lại. Giúp em với
Lĩnh gia tu van đã bình luận
Chào em
Em đã chậm kinh 1 tháng và cũng đã dùng que thử thai kết quả cho 1 vạch là không có thai
vậy em nên đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân vì sao em bị mất 1 vòng kinh nhé
pham cao hong an đã bình luận
Con bị kinh hôm 18/6, mà tới nay 1/8 con vẫn chưa bị kinh nguyệt, con chỉ mới 15 tuổi cũng không quan hệ bậy bạ. Con chưa thử que thai nên con không có bị gì không nữa.Bác sĩ giúp con!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào con!
Chậm kinh ngoài nguyên nhân có thai (nếu đã có quan hệ tình dục thì đây là nguyên nhân đầu tiên nghĩ đến, cần thử thai để biết chính xác) có thể do các nguyên nhân sau:
– Tâm trạng: Gần đến những ngày đèn đỏ nhưng con lại bị căng thẳng, stress, lo phiền hay đang đau khổ về một vấn đề gì đó…Tất cả những trạng thái này đều ảnh hưởng tác động làm cho trứng rụng muộn hơn so với bình thường, thậm trí còn không có kinh nguyệt.
– Rối loạn kinh nguyệt: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của con thất thường, ngày nguyệt san lúc đến sớm lúc đến muộn, máu kinh có màu khác thường hoặc quá ít hay quá nhiều. Điều đó có thể là con đang mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt có thể làm chậm kinh nguyệt, rong kinh hoặc vô kinh.
– Tăng hoặc giảm cân đột ngột: Khi tăng cân hoặc giảm cân đều có thể ảnh hưởng đến các hoocmon tác động lên chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh sẽ trở lại bình thường nếu con lấy lại cân nặng bình thường.
– Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp : Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của con, ngoài ra khi dùng nhiều loại thuốc này cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, vô sinh ở phụ nữ.
Ngoài ra trễ kinh còn do một số nguyên nhân sau:
Rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến sự trễ kinh
Nhiễm khuẩn ở tử cung (ví dụ bị viêm loét cổ tử cung )
Bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.
Chế độ ăn uống thiếu đạm và vitamin. Các vitamin E, C, A có trong hạt mầm, rau củ tươi có liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục
Nếu không tìm ra được nguyên nhân chậm kinh của mình con hãy đi khám bác sỹ