Anh Long Nguyễn- 37 tuổi ở Cao Bằng có đặt câu hỏi: Thời gian gần đây, tôi hay gặp tình trạng ợ chua sau khi ăn khiến tôi cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, không biết là mình đang bị bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục? Tôi cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn Long Nguyễn!
Khangnudan.vn cảm ơn bạn đã dành thời gian gửi câu hỏi đến mục Giải đáp của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Ợ chua là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Lý giải cho tình trạng ợ chua là các chất dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, miệng do cơ vòng dưới thực quản bình thường có chức năng ngăn cách dạ dày với thực quản vì một lý do nào đó đã không thực hiện theo quỹ đạo
Một số biểu hiện đi kèm với ợ chua
- Đau rát vùng ngực
- Nóng rát sau xương ức lan lên cổ họng, miệng.
Nguyên nhân gây ợ chua sau ăn
Có nhiều nguyên nhân gây chứng ợ chua sau ăn, dưới đây là một số nguyên nhân:
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là nguyên nhân chính gây nên chứng ợ chua. Bởi một cơ thể bình thường khỏe mạnh, cơ vòng dưới thực quản đảm nhiệm vai trò ngăn cản không cho dịch acid từ dạ dày đẩy lên thực quản. Khi bộ phận này bị suy yếu, dịch dạ dày dễ đi ngược lên trên, kết hợp với những yếu tố gây tăng tiết dịch vị bất thường gây ra trào ngược dạ dày gây ra tổn thương niêm mạc thực quản khiến người bệnh có cảm giác nóng vùng ngực kèm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đắng miệng.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…Ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hệ tiêu hóa gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua sau ăn.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt
- Thường xuyên ăn nhiều đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ, những thức ăn có tính kích thích dạ dày, thức uống bia, rượu, có cồn
- Ăn quá no, hay để bụng quá đói, ăn không đúng bữa, thường xuyên ăn đêm, ăn sát giờ đi ngủ.
- Thói quen mặc đồ quá trật, thừa cân béo phì.
- Tâm lý không ổn định, stress, căng thẳng, lo âu
- Sử dụng thuốc điều trị dài ngày, nhất là nhóm NSAID…
Cải thiện chứng ợ chua nhanh chóng
Sử dụng giấm táo
Giấm táo có tác enzyme và tính acid giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa và phục hồi độ pH của dạ dày. Chính vì vậy, giấm táo giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa rất tốt.
Sử dụng giấm táo khá đơn giản:
- Pha 1 muỗng canh giấm táo với 1 cốc nước ấm 200ml
- Uống trước bữa ăn để ngăn ngừa bệnh dạ dày và ợ chua
Trà gừng
Gừng là gia vị, là vị thuốc trong Đông y có tính cay, vị ấm. Trong gừng có chứa nhiều thành phần là hoạt chất oxy hóa mạnh như tecpen, oleoresin có khả năng chống viêm, giảm đau, sát trùng, trung hòa axit dịch vị,… Các hợp chất methadone, ginger oil,… giúp giảm đau, lợi mật, hạn chế ợ chua. Ngoài ra, gừng cũng kích thích dòng enzym giúp tăng cường quá trình tiêu hóa
- Củ gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái 4-5 lát gừng đập dập
- Hãm 4 – 5 lát gừng với 250ml nước sôi trong khoảng 5 phút
- Thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều.
Sử dụng baking soda
Theo nghiên cứu, baking soda có độ PH kiềm giúp giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày. Thông qua cơ chế trung hòa acid dạ dày dư thừa có thể gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược, baking soda có thể giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu và tần suất ợ nóng.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng dùng bakingsoda và nó cũng chỉ phát huy được công dụng của mình khi trào ngược dạ dày đang trong giai đoạn khởi phát của bệnh. Ngoài ra, những người bị cao huyết áp, không uống soda baking soda vì nó chứa natri.
- 1/2 thìa cà phê baking soda
- Hòa cùng 300ml nước ấm
- Uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng
- Ngày uống 2 lần
Ăn mẩu bánh mì
Khi bạn bị ợ chua nhiều lần tức là lượng axit dư thừa trong dạ dày quá nhiều. Chính vì vậy, bạn có thể ăn một chút bánh mì có thể giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Bánh mì có độ hút ẩm cao nên khi bạn ăn chúng sẽ hút một lượng axit dư thừa có trong dạ dày và giảm tình trạng ợ chua, ợ hơi.
Uống nước
Nước thì là có thể ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày-ruột và giữ cho vi khuẩn lành tính của bạn khỏe mạnh. Nó cũng chống co thắt, hỗ trợ bệnh đau dạ dày. Nó thậm chí làm giảm khí và buồn nôn do dạ dày khó chịu.
Sử dụng nha đam
Nha đam được cho là vị dược liệu giàu chất chống viêm, giúp làm dịu viêm và kích ứng ở dạ dày và lớp lót trong ruột. Ngoài ra, nha đam còn có tính mát có khả năng làm dịu thần kinh và giảm nóng rát trong bệnh lý trào ngược dạ dày rất hiệu quả.
Các bác sĩ cũng cho biết, lô hội có tính hàn có tác dụng nhuận tràng, kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Kết hợp các tác dụng trên đã khiến cho nước ép lô hội trở thành lựa chọn lý trưởng cho người bị ợ chua.
- Gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài, thái nha đam thành từng miếng nhỏ và bỏ vào máy xay.
- Thêm mật ong vào máy xay.
- Xay hỗn hợp mịn và đổ vào hũ thủy tinh.
- Thêm vào hỗn hợp một ít rượu để giúp giữ nước ép lâu hơn.
- Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nước nha đam trước khi ăn. Uống 10 ngày, nghỉ 10 ngày rồi lại tiếp tục.
Trà hoa cúc
Trong dân gian từ lâu sử dụng trà hoa cúc để an thần và dịu thần kinh. Từ đó giúp ổn định nhu động ruột, giúp dịch vị trong dạ dày cũng không bị đẩy ngược lên phía trên miệng gây ra triệu chứng ợ chua.
Trà hoa cúc có tác dụng an thần, chính vì thế bạn nên uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút sẽ khắc phục hiện tượng trào ngược về đêm rất hiệu quả.
- Sử dụng 4-5 bông cúc khô
- Cho vào cốc và chế thêm nước sôi, đậy nắp khoảng 10-15 phút
- Chắt lấy nước và cho thêm 1 thìa cà phê mật ong
- Khuấy đều lên uống khi còn ấm
- Nên uống thường xuyên giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau và cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm tính axit dạ dày.
Ăn chuối
Theo các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra, trong chuối chứa chất tanin giúp làm lành nhanh các tổn thương trong dạ dày, hạn chế lượng acid dư thừa, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ. Chính vì thế, khi gặp vấn đề tiêu hóa, bạn có thể ăn chuối để giảm thiểu kích ứng của acid dạ dày. Ngoài ra, mức kali cao trong chuối hoạt động như một chất kháng acid tự nhiên, do đó trung hòa pH của dạ dày.
Xem chi tiết hơn: Bị viêm loét dạ dày có nên ăn chuối không?
Ăn sữa chua
Sữa chua chứa phần lớn các lợi khuẩn như probiotic, Enterococcus, Lactobacillus giúp cơ thể điều hòa nhu động ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy, làm tăng hệ vi khuẩn ruột, cải thiện tốt hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Bên cạnh đó, sữa chua được lên men tự nhiên hoàn toàn từ sữa, chứa các khoáng chất như: magie, kali, canxi, vitamin B2, B12,.. Vì vậy, sữa chua được coi là thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, làm dịu hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột. Sữa chua giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, làm giảm các vấn đề về tiêu hóa vì nó giúp cân bằng vi khuẩn trong ruột.
Xem tham khảo thêm thông tin: Ợ chua nên ăn gì uống gì để cải thiện
Phòng ngừa chứng ợ chua sau ăn
Bạn có thể hạn chế tình trạng ợ chua bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình.
- Hạn chế chất béo bằng cách ăn ít các món chiên xào, thay vào đó là hấp, hầm hoặc nướng, không nên ăn những món nhiều gia vị.
- Tăng cường chất xơ là một trong các biện pháp hữu hiệu để chống ợ chua, bạn có thể tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, gạo nâu, các hạt họ đậu…
- Hạn chế rượu bởi rượu kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn sau khi đã làm giãn các cơ thắt ở thực quản và gây cảm giác nóng rát ở đây.
- Luyện tập thể thao thường xuyên giúp nhu động ruột ổn định hơn, tăng cường sức đề kháng.
- Tránh các thói quen không tốt sau ăn như làm việc nặng, đi ngủ luôn…
Ý kiến của bạn