Chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn hàng tháng khiến không ít bạn gái băn khoăn, và lo lắng. Tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời khắc phục tình trạng này là cách giúp bạn thoát khỏi những cảm giác ưu phiền, mệt mỏi và bảo vệ tốt sức khoẻ của mình.
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều đặn
Một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này, đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. Thường một chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, có 3 – 5 ngày hành kinh trong một chu kỳ.
Khi gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, bạn sẽ bắt gặp những biểu hiện như: lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều; số ngày hành kinh sẽ ngắn lại (ít hơn 3 ngày) hoặc kéo dài (trên 5 ngày) và thất thường qua mỗi tháng; chu kỳ kinh nguyệt thưa (từ 36 ngày – 6 tháng); kinh nguyệt ngưng từ 6 tháng trở nên; trong thời gian hành kinh chị em bị đau bụng dưới dữ dội gây nên những cảm giác khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra nhiều nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mà nguyên nhân chính là do: bị rối loạn hormone sinh dục, bị nhiễm khuẩn vùng kín, thần kinh căng thẳng, bị stress, thay đổi về thể trọng (béo phì, gầy) hoặc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Bên cạnh đó, đối với trường hợp tuổi dậy thì, tình trạng này cũng có thể diễn ra khiến chu kỳ kinh có lúc dài, lúc ngắn hoặc vô kinh. Điều này là do vòng kinh bé gái không có rụng trứng (sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định).
Một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này, đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. (ảnh minh họa)
Làm gì khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều?
Khi thấy có những biểu hiện như: chu kỳ kinh nguyệt ngắn, dài thất thường hoặc lượng máu kinh khi ít khi nhiều, số ngày hành kinh không đều đặn qua mỗi tháng, trong thời gian hành kinh bị đau bụng, khó chịu, mệt mỏi…
Lúc này, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều và có cách khắc phục kịp thời.
Không nên e ngại, dè dặt, để tình trạng này quá lâu rồi mới đi khám. Sau khi thăm khám, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bên cạnh đó bạn cần có một chế độ làm việc, ăn uống, và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, hạn chế áp lực, tránh căng thẳng…
Cách phòng ngừa khi bị kinh nguyệt không đều
Để phòng ngừa không bị rơi vào tình trạng kinh nguyệt không đều đặn và bảo vệ sức khoẻ nói chung, bạn gái cần lưu ý những điều sau đây:
Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách (vệ sinh mỗi ngày, vệ sinh trong quan hệ tình dục, vệ sinh khi thai nghén) tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục – một trong những nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều.
Bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Các loại thực phẩm nên dùng trong thực đơn hàng ngày như: rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B có trong thịt bò, cá, trứng, sữa… Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ uống như: cà phê, rượu, bia…
Sử dụng thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm bớt mệt mỏi: phương thuốc Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể hoặc bạn có thể sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày giúp chu kỳ kinh trở nên đều đặn hơn.
uyển nhi đã bình luận
kinh nguyet cua e cun ko dieu ,nhung gan day e bi mat kinh gan 1 thang cu tuong co thai nhung khi mua que ze thu lai ko co ,may thang gan day khi quan he e cun ko co cam giac thang hoa nhu xua tham chi nhiu khi e con met moi ,e dang gap van de j ak xin chi dum e cach dieu tri va thuoc uong nua ak ,e cam on .
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em.
Trước hết em cần dùng que thử thai để kiểm tra lại một vài lần nữa để biết chắc chắn rằng mình không có thai. Nếu đã thử lại vài lần nữa mà kết quả vẫn là 1 vạch thì chu kỳ kinh nguyệt của em sẽ mau chóng xảy ra thôi. Em cần xem xét lại xem hiện nay trong cuộc sống thường ngày em có gặp vấn đề gì khiến em hay lo lắng, suy nghĩ nhiều không hoặc do em đang phải thay đổi môi trường sống, ăn uống bất thường hoặc không hài lòng với bạn tình của em khi quan hệ điều này có thể cũng làm chậm kinh nguyệt của em và khiến em không còn nhiều cảm hứng khi quan hệ nữa.
Chúc em sức khỏe.
lê yên đã bình luận
Chào bác si ,năm nay cháu 21 tuổi cháu bắt đầu có kinh nguyệt năm 18 tuổi nhưng kinh nguyệt của cháu không đều 2;3 tháng có 1 lần đôi khi 6 tháng .cháu có đi khám bác si bảo bình thường.cháu cũng uống thuốc nam khi uống thì có đều không uống lại không có.vậy cháu bị lam sao thế ạ .uống thuốc gì để khỏi ạ.cháu xin cảm ỡn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em.
Trường hợp của em có rất nhiều người có gặp phải mà nguyên nhân hầu hết là do buồng trứng đa nang. Nếu ngoài hiện tượng kinh nguyệt bất thường này ra em không còn triệu chứng nào khác thì em không nên lo lắng nhiều về vấn đề này, em có thể bỏ qua điều đó và tiếp tục sống như bình thường, chỉ khi em muốn có thai thì em nên đến gặp bác sĩ để bác sĩ cho em thuốc gây rụng trứng.
Chúc em sức khỏe.
nguyễn hà đã bình luận
Chào bác sỹ…cho cháu hỏi trước đây kinh nguyệt của cháu là ngày 15 hàng tháng..nhưng lần kinh nguyệt của tháng sau chuyển thanh ngày 9..lần kinh nguyệt tiếp theo nữa lại là ngày 4..hiện tại là ngày 29 của tháng sau..liên tiếp 2 kỳ kinh nguyệt giờ vẫn la ngay 29 đó..vậy có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ hay vấn đề có con không ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em.
Ngày kinh nguyệt của em giữa các chu kỳ chênh nhau từ 7-5 ngày như vậy thì em không nên lo lắng quá, nhiều người phụ nữ cũng bị như vậy nhưng họ không có vấn đề gì về sức khỏe và vẫn có con bình thường. Nếu ngoài hiện tượng này ra em không thấy bất kỳ triệu chứng nào khác thì em yên tâm là không sao cả. Em cũng đừng nên lo lắng quá vì lo lắng nhiều cũng gây bất thường về kinh nguyệt.
Chúc em sức khỏe.
Nguyễn Hà đã bình luận
Chào bác sỹ,cháu năm nay 23tuổi. Cháu k hiểu vì sao kinh nguyệt của cháu trước đây rất đều. nhưng đến khi đi khám bác sỹ bảo cháu bị u nang buồng trứng, vài tháng sau vòng kinh nguyệt của cháu thay đổi hẳn.có lần thì 2-3 tháng. Có lần đến 4-5 tháng cháu cũng k thấy.và mỗi lần cháu bị là cháu đau bụng dữ dội,đau cả lưng nữa ạ. cháu rất lo k biết cháu phải làm như như thế nữa. bác sỹ hãy giúp cháu chỉ cách để giải quyết vấn đề này được không ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào cháu!
U nang buồng trứng là một dạng u lành tính và hoàn toàn vô hại, u nang buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ trong bất kỳ độ tuổi nào. Người ta đã thống kê được rằng, u nang buồng trứng chiếm tỷ lệ khoảng 80% trên các khối u buồng trứng. Tuy hầu hết các trường hợp là vô hại, tuy nhiên không nên xem thường bỏ qua các triệu chứng của hiện tượng này.
U nang buồng trứng có thể diễn tiến theo trình tự sau:
Giai đoạn 1: Khối u không gia tăng thêm kích thước: thường hiếm gặp.
Giai đoạn 2: Khối u biến mất: thường xảy ra đối với những khối u cơ năng sau theo dõi từ 2-3 tháng.
Giai đoạn 3: Khối u ngày càng to ra: bụng ngày càng to, có thể kèm thêm các biến chứng do chèn ép như đau bụng dưới, bí tiểu, rối loạn đi tiêu, báng bụng…
Giai đoạn 4 : Khối u bị xoắn: khối u bị xoắn quanh cuống (giống như quả trên cành nhưng cuống của khối u buồng trứng vốn là các mạch máu đến và đi từ buồng trứng) làm cho tuần hoàn đến buồng trứng bị ngưng trệ, khối u ngày càng to ra do ứ đọng máu bẩn trong khi máu đến nuôi bị thiếu dẫn đến hoại tử hay vỡ ra. Xoắn hay vỡ là tình trạng cấp cứu cần phải được phẫu thuật ngay.
Các triệu chứng của u nang buồng trứng
Đa số u nang buồng trứng đều không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi tình cờ siêu âm bụng kiểm tra thấy dấu hiệu khối u. Các triệu chứng mà u nang buồng trứng có thể gặp là:
Sờ thấy khối u trên bụng.
Đau bụng.
Rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.
Các trường hợp u nang buồng trứng cơ năng thì không cần điều trị. U nang buồng trứng có thể sẽ tự mất sau 3-6 vòng kinh. Còn trường hợp u nang buồng trứng thực thể thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật bóc tách và cắt bỏ. Những trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời các khối u này sẽ biến chứng: Xoắn hoặc ung thư hoá.
Vì vậy cháu nên đi khám, bác sỹ sẽ có phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng của cháu. Cháu yên tâm điều trị theo chỉ định của bác sỹ là được.
Chúc cháu mạnh khỏe!