Trong những ngày đèn đỏ cơ thể sẽ có những biến đổi nhất định. Sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nên bạn cần tránh những hoạt động mạnh và làm những việc nhẹ nhàng. Để đảm bảo sức khỏe tốt trong thời kỳ kinh nguyệt. Có một số việc sau đây mà bạn không nên làm .
Không nên đấm lưng trong thời kỳ “đèn đỏ”
Đấm lưng
Khi đau lưng, mỏi chân, chúng ta thường hay đấm bóp cơ bắp để giảm bớt triệu chứng nhức mỏi, không ít phụ nữ cũng làm như thế khi “đèn đỏ” đến.
Nhưng làm như thế là không đúng. Chuyên gia khoa sản chỉ ra rằng đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu gây ra.
Lúc này nếu như bạn đấm lưng sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng thêm cảm giác đau. Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung khôi phục lại sau khi bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ “đèn đỏ”.
Khám sức khoẻ
Trong thời kỳ “đèn đỏ” chỉ thích hợp với khám nước tiểu và khám phụ khoa, không nên kiểm tra máu và điện tâm đồ, vì lúc này bạn bị ảnh hưởng của hormon bài tiết nên khó đạt được số liệu chính xác.
Nhổ răng
Trước khi nhổ răng rất nhiều bác sỹ nha khoa sẽ hỏi bạn có phải đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không? Bản thân bạn cũng biết rằng không nên nhổ răng khi “đèn đỏ”, nếu không lượng máu sẽ chảy ra quá nhiều khi nhổ răng, đồng thời sẽ lưu lại mùi vị tanh của máu trong miệng suôt một thời gian dài và sẽ hạn chế đến khả năng thèm muốn ăn uống, gây ra dinh dưỡng không đủ trong thời kỳ “đèn đỏ”.
Nguyên nhân là do khi “đèn đỏ”, nội mặc tử cung “giải phóng” rất nhiều chất kích hoạt, gốc dung môi hoà tan an-bu-min sợi ở trong máu kích hoạt thành chất dung môi hoà tan an-bu-min sợi có tác dụng chống ngưng tụ máu, đồng thời số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống. Lúc này khả năng tụ máu trong cơ thể giảm thấp làm kéo dài thời gian chảy máu, khó .
Dùng sữa tắm rửa “vùng kín”
Trong thời gian “đèn đỏ” “vùng kín” thường có mùi “khác lạ” nên bạn thường xuyên tắm rửa cho nó. Nhưng khi tắm bạn nhân tiện dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa chỗ ấy là không tốt mà còn dễ gây ra lây nhiễm, dẫn đến các chứng ngứa ngáy
Bởi vì trong “vùng kín” của phụ nữ thường ngày là một môi trường mang tính acid, có thể khống chế vi khuẩn sinh sôi, nhưng khi “đèn đỏ” “vùng kín” lại nghiêng về môi trường mang tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra lây nhiễm.
Nếu sử dụng loại nước rửa thông thường hay thường xuyên dùng nước nóng rửa “vùng” sẽ làm cho tính kiềm gia tăng. Vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước lạnh rửa chỗ ấy, đặc biệt là trong thời kỳ “đèn đỏ”.
Hát Karaoke
Khi “đèn đỏ”, huyết quản mao mạch của dây thanh cũng chứa đầy máu, thanh quản trở nên yếu. Lúc này, “gào thét” karaoke trong thời gian dài, do dây thanh căng thẳng và ở trong trạng thái rung động cao độ nên có thể gây ra vỡ huyết quản mao mạch dây thanh, âm thanh khàn đục hoặc gây thương tổn vĩnh viễn cho dây thanh.
Bác sỹ chuyên ngành đặc biệt khuyến cáo, phụ nữ trước khi 2 ngày có “đèn đỏ” nên chú ý không nên “cao giọng” hát karaoke trong thời gian quá lâu.
Không nên làm “chuyện ấy”
Khi “đèn đỏ” do nội mạc tử cung bong ra, bề mặt giống như là “đang bị thương”, nếu “yêu” vào lúc này dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào, tiến vào tử cung gây ra viêm nhiễm trong tử cung.
Không nên ăn quá mặn
Thức ăn quá mặn sẽ làm cho muối và nước trong cơ thể tích trữ nhiều, khi “đèn đỏ” đến rất dễ gây ra đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn.
Không thích hợp uống trà đặc, cà phê, rượu
Rượu, cafe cũng không nên dùng trong ngày ” đèn đỏ”
Trong những loại đồ uống này hàm lượng cafein rất cao, dễ kích thích thần kinh và huyết quản tim, gây ra hững triệu chứng không thoải mái như đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và kinh nguyệt quá nhiều.
Uống rượu sẽ ảnh hưởng bài tiết chất hormon trong cơ thể, khi “đèn đỏ” chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi, nên uống rượu dễ say. Nghiêm trọng hơn, để tạo ra chất xúc tác giải rượu giúp cơ thể giải rượu nên gan phải “gánh vác” trách nhiệm nặng nề, vì vậy trong thời gian này uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường, làm tăng thêm chướng ngại cho gan.
Không ăn uống những đồ lạnh
Ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt làm cho kinh nguyệt tiết ra khó khăn, gây nên đau bụng kinh.
Kiêng ăn thức ăn rán qua dầu mỡ
Thực phẩm rán là cũng là một “kiêng kỵ” của chị em khi “đèn đỏ”, bởi vì bị ảnh hưởng của … bài tiết trong cơ thể, khi đèn đỏ mỡ da bài tiết tăng cao, da chứa nhiều dầu, đồng thời huyết quản mao mạch phình to, da trở nên rất nhạy cảm.
Lúc này nếu ăn thực phẩm rán sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho da, dễ gây ra mụn, lở loét, viêm chân lông và cả mắt quầng thâm. Ngoài ra, khi “đèn đỏ” chất béo và nước trao đổi chậm, lúc này ăn thực phẩm rán vào dễ gây ra tích tụ mỡ trong cơ thể.
Không nên mặc quần bó
Quần bó sát sẽ làm cho phần nhỏ huyết quản bị “chèn ép”, từ đó ảnh hưởng đến tuần ho àn máu, gây ra nhồi máu và chứng phù ở “chỗ ấy”.
Tập thể thao mạnh
Trong thời kỳ “đèn đỏ” những hoạt động mạnh như: nhảy dây, nhảy cao, nhảy xa, chạy, bóng đá, cử tạ …sẽ gây ra hoặc làm nặng thêm những chứng không thoải mái, thậm chí gây ra đau kinh và kinh nguyệt kéo dài.
Ngoài ra, khi “đèn đỏ” cổ tử cung ở trạng thái “mở hé”, vi khuẩn dễ xâm nhập vào tử cung gây ra các chứng viêm nhiễm và bệnh phụ khoa, vì vậy không nên đi bơi khi “đèn đỏ”.
Đối với các phụ nữ bị đau bụng kinh hay có các chứng viêm cơ quan sinh sản khi “đèn đỏ” thì nên tạm ngừng luyện tập thể thao. Nhưng luyện tập thể thao thích hợp không phải chỉ có hại mà ngược lại còn mang lại lợi ích cho chị em. Ví dụ như những hoạt động thể thao có động tác nhẹ nhàng như bóng bàn, đi bộ, thái cực quyền (dưỡng đạo sinh)… đều giúp ích đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm nhẹ đau kinh và chướng bụng.
Đồng thời có thể giúp ích điều khiển hứng thú cho não, giữ tinh thần vui vẻ, giảm nhẹ được cảm giác không thoải mái như mệt mỏi, chán nản hay nóng giận khi “đèn đỏ”.
Tắm quá nhiều
Tắm khi “đèn đỏ” cần phải chú ý tính khoa học của nó. Khi “đèn đỏ” dễ gây ra viêm nhiễm, đặc biệt chú ý không để nước hay nước rửa vào trong âm đạo, nên tắm đứng hay ngồi tắm vì như thế tránh được lây nhiễm. Khi “đèn đỏ” nội mạc tử cung tách ra, miệng tử cung hơi mở, kinh nguyệt lưu lại trong âm đạo, đây là cơ hội tốt để cho vi khuẩn lây nhiễm và sinh sôi nảy nở.
Trong thời kỳ kinh nguyệt bạn cần phải tránh vận động mạnh và lao động thể lực nặng. Cần sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, ngủ đủ, giữ tâm trạng vui vẻ. Cố gắng giữ ấm nửa dưới cơ thể, ăn ít đồ sống, lạnh và có tính kích thích.
Higurashi Kagome đã bình luận
em sinh năm 2001, em mới bắt đầu có kinh được vài ngày, sau vài ngày đầu tiên có kinh của em thì máu ra khá nhiều, không biết là lí do vì sao ạ, bác sĩ có thể giải thích dùm e được không ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em!
Trong một, hai năm sau khi có kinh nguyệt lần đầu do chức năng của trục khâu não – tuyến yên – buồng trứng vẫn chưa hoàn thiện, thường là kinh nguyệt không có rụng trứng, không có kèm theo đau bụng kinh, chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn không đều, ít quá hoặc nhiều quá, có thể đến mấy tháng sau mới có lại kì kinh mới. Hiện tượng của em là hoàn toàn bình thường ở lần ra kinh đầu tiên, không phải lo lắng quá nhé!
Nếu lượng máu ra quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thì em nên đi khám chuyên khoa.
Chúc em vui khỏe!
truong anh đã bình luận
em nam nay 25t. hang thang thi vao mong 8 am lich thi em co kinh nhung sao hom nay la 14 am lich roi van chua co. bac si giai thich la tai sao vay a?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Chậm kinh nguyệt là một hiện tượng rất hay gặp ở phụ nữ. Nếu là phụ nữ có gia đình nguyên nhân chậm kinh nguyệt đầu tiên có thể do bạn đã có thai. Hoặc có quan hệ sau đó bạn dùng thuốc tránh thai khẩn cấp gây tác dụng phụ là trễ kinh. Nếu chưa có quan hệ thì có thể do các nguyên nhân sau:
– Tâm trạng: Gần đến những ngày đèn đỏ nhưng bạn lại bị căng thẳng, stress, lo phiền hay đang đau khổ về một vấn đề gì đó…Tất cả những trạng thái này đều ảnh hưởng tác động làm cho trứng rụng muộn hơn so với bình thường, thậm trí còn không có kinh nguyệt.
– Rối loạn kinh nguyệt: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thất thường, ngày nguyệt san lúc đến sớm lúc đến muộn, máu kinh có màu khác thường hoặc quá ít hay quá nhiều. Điều đó có thể là bạn đang mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt có thể làm chậm kinh nguyệt, rong kinh hoặc vô kinh.
– Tăng hoặc giảm cân đột ngột: Khi tăng cân hoặc giảm cân đều có thể ảnh hưởng đến các hoocmon tác động lên chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh sẽ trở lại bình thường nếu bạn lấy lại cân nặng bình thường.
Rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến sự trễ kinh
Nhiễm khuẩn ở tử cung (ví dụ bị viêm loét cổ tử cung )
Bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.
Chế độ ăn uống thiếu đạm và vitamin. Các vitamin E, C, A có trong hạt mầm, rau củ tươi có liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục
Các bạn gái mới đến tuổi dậy thì cũng bị hiện tượng kinh nguyệt thất thường, chưa ổn định.
Bạn xét xem mình có thể thuộc trường hợp nào nhé
Chúc bạn vui khỏe!
Trâm Bống đã bình luận
Chào bác sĩ ! Cháu 17 tuổi thường xuyên không đều kinh nguyệt. Nhiều lúc khoảng 1,2 tháng mới thấy xuất hiện. Liệu có gì đáng lo không ạ ??
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào cháu!
Ở tuổi của cháu kinh nguyệt không đều là hiện tượng bình thường do nội tiết tuổi dậy thì còn chưa ổn định.
Khang Nữ Đan có một số cách giúp cháu đỡ rối loạn kinh nguyệt như sau:
-Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách trước và sau kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ.
-Khi đến ngày đèn đỏ dù ra ít cháu cũng cần thay băng vệ sinh sau 3-4 h để đảm bảo vệ sinh chứ đừng vì kinh nguyệt ra ít mà chậm thay băng.
-Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc là trong thời kỳ kinh nguyệt
-Tạo cho mình một lối sống lành mạnh, thoải mái, giảm thiểu cẳng thẳng, lo âu, buồn phiền.
-Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ăn những thức ăn nhiều đạm , vitamin E, C, A..Giảm lượng muối trong khẩu phần
-Thường xuyên tập thể dục thể thao để máu huyết lưu thông, giúp tinh thần thoải mái, tránh stress.
Ngoài ra hiện tại đã có sản phẩm Khang Nữ Đan được chiết xuất từ 7 vị thuốc quý nên KHANG NỮ ĐAN có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, điều kinh, giảm đau, kháng viêm, đuổi phong, ôn kinh, kiện tỳ nhờ đó cải thiện được hầu hết các hiện tượng bất thường của kinh nguyệt.
KHANG NỮ ĐAN có tác dụng giảm đau bụng kinh đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt. Chỉ sau 3 tháng sử dụng sẽ hoàn toàn tự tin và không còn ngại ngần trong những ngày kinh nguyệt. Ngoài ra, KHANG NỮ ĐAN còn có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết giúp da dẻ thêm hồng hào, tươi sáng.
KHANG NỮ ĐAN được triết xuất từ các vị thuốc đông y , không gây ra phản ứng phụ, không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Cháu có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thất thường. Uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ ngày. Uống trước khi có kinh nguyệt 7-10 ngày.
Chúc cháu mạnh khoẻ và hạnh phúc, Cảm ơn cháu đã quan tâm đến chuyên mục Khang Nữ Đan!
Nguyễn Bảo Trâm đã bình luận
chào bác sĩ.
năm nay cháu 20 tuổi, có lần cháu uống cafe thì bị tắt kinh. đến tháng này vừa bị thì cháu uống nước trà, làm kinh bị tắt. nhưnh theo thong tin cháu đọc thì uống cafe và trà sẽ bị rong kinh, kinh kéo dài. còn cháu sao lại bị tắt. cháu đang rất lo
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào cháu!
Cafe và trà là các chất kích thích, sử dụng sẽ có thể làm rối loạn kinh nguyệt ( chậm kinh, có kinh sớm, rong kinh, kinh ra ít,…).Tùy từng người mà sẽ gặp những tác dụng và cường độ khác nhau cháu nhé!
Cháu không nên lạm dụng các chất này làm thay đổi chu kỳ kinh dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
Chúc cháu vui khỏe!
Hoàng mỹ nguyên trang đã bình luận
Chào bác sĩ. Dạo gần đây kinh nguyệt của cháu rất bất thường. Kinh nguyệt bất ngờ ra giữa chu kỳ mà đã 15 ngày mà vẫn chưa hết. Có vấn đề gì không ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào cháu!
Hiện tượng của cháu là rong kinh, là một hiện tượng thường gặp của phụ nữ. Biểu hiện khi rong kinh là chu kì kinh nguyệt kéo dài tren 5 ngày, lượng máu mất đi trong một lần thấy kinh vượt quá mức bình thường( khoảng 80ml). Rong kinh tuy không gây hậu quả tức thời nhưng để lại một số biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách điều trị và phòng ngừa.
Trong vài trường hợp, người ta không biết được nguyên nhân của bệnh nàỵ. Những nguyên nhân thông thường gồm có:
Rối loạn kích thích tố: Cần có một sự thăng bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh được suông sẻ. Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiềụ Tình trạng mất thăng bằng này xẩy ra nhiều nhất nơi những cô gái tuổi dậy thì, có kinh lần đầu tiên, và những phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh. Một vài bệnh cũng gây ra xáo trộn thăng bằng này, thí dụ như bệnh suy tuyến giáp trạng. Dùng hormone bừa bãi cũng có thể gây ra tình trạng nàỵ
Bướu sợi tử cung: thường xẩy ra trong tuổi mang thai và gây ra rong kinh.
Hai nguyên nhân trên gây ra tới 80% tất cả những trường hợp rong kinh.
Những nguyên nhân khác gồm có:
1. Bướu polyps là những cục bướu nhỏ có chân, mọc trong thành tử cung
2. Bướu nước (cyst) buồng trứng
3. Buồng trứng rối loạn không làm ra trứng và rụng trứng được.
4. Đặt vòng xoắn ngừa thai
5. Mang thai bị biến chứng
6. Ung thư
7. Thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc trị đau nhức nhóm Nsaid…
8. Một số các bệnh khác
Cháu nên đi khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị nhé!
Chúc cháu mau khỏe!
Phương Lan đã bình luận
Thưa bác sỹ, tôi 38 tuổi, độc thân, chu kỳ kinh nguyệt ngắn và đều (24 – 28 ngày), không bao giờ bị rong kinh. Tôi ăn uống điều độ và tập thể dục đều đặn hàng ngày, không có bệnh mãn tính. Tuy nhiên, gần đây lượng kinh ra rất ít và chỉ diễn ra khoảng hơn 1 ngày. Xin bác sỹ cho lời khuyên cho trường hợp của tôi. Trân trọng cảm ơn.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Tình trạng của bạn có thể do nguyên nhân nội tiết tố. Khi huyết ứ trệ, kinh nguyệt thay đổi, lượng kinh ít đi, niêm mạc tử cung mỏng hơn. Để biết chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị hiệu quả, bạn nên đi khám phụ khoa.
Về chế độ ăn uống, bạn ăn uống sao cho đảm bảo đủ chất, đa đạng thực phẩm, phù hợp khẩu vị, chứ không có một loại thức ăn riêng lẻ nào có thể giúp cải thiện tình trạng này. Việc bạn ăn uống điều độ và tập thể dục đều đặn hàng ngày là rất tốt. Bạn nên phát huy.
Chúc bạn luôn vui khỏe!
pham ngan đã bình luận
trong thoi gan toi ngay co kjnh e met moi suy nhuoc co the. e co nen ch
uyen nuoc ko za
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Nếu suy nhược, mệt mỏi thì có thể truyền nước bạn nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Khang Nữ Đan để kinh nguyệt được điều hòa, tránh được cảm giác mỏi mệt, suy ngược khi đến ngày.
Chúc bạn vui khỏe!
Minh Ngọc đã bình luận
thế nếu như trong kì mà em tập thể thao như chạy máy tập có được ko ạ????
Chuyên gia Tư Vấn đã bình luận
Chào bạn!
Bạn có thể tập các động tác nhẹ nhàng, không nên chạy mạnh hay làm việc quá sức trong những ngày ” đèn đỏ” bạn nhé!
Chúc bạn vui khỏe!
Thuy trang đã bình luận
Ngay cuoi cung cua ki kinh nguyet co the van dong nhieu khong vi li do hom do minh phai thi dien kinh
Lĩnh gia tu van đã bình luận
Chào Bạn!
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chuyên mục của Khang Nữ Đan.
ngày cuối cùng của chu kỳ kinh thông thường là lượng máu ra rất ít vì vậy nếu như bạn có thi điền kinh thì chỉ cần chú ý 1 chút đảm bảo bvs thấm hút tốt là được bạn nhé.thân ái
Nguyễn Ngọc Diệp đã bình luận
bị đau bụng trong thời kì đi kinh nguyệt thì phải làm thế nào
Chuyên Gia Tư Vấn đã bình luận
Hi Diệp,
Nếu chỉ hơi đau một chút thì em có thể kết hợp các biện pháp như chườm nóng, uống nhiều nước, thư giãn, nghỉ ngơi kết hợp điều trị bổ sung với thực phẩm chức năng. Khang nữ đan là một sản phẩm khá hiệu quả vì các thành phần của thuốc hỗ trợ hầu hết các trường hợp gây đau bụng kinh ( khí huyết không thông, cơ thể lạnh, giảm đau, giảm viêm).
Nếu bị đau nặng thì có thể dùng thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc chống co thắt nhé!
Đỗ thị hà đã bình luận
Trong thời kì có có nên rửa vùng kín nhiều lần k ạ?
Lĩnh gia tu van đã bình luận
Chào em
Trong thười kỳ kinh nguyệt em nên vệ sinh vùng kín sau mỗi lần thay băng vệ sinh nhé