Tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt và thấy đau bụng vào những ngày “đèn đỏ”, sao nhiều chị em lấy chồng xong là khỏi đau bụng kinh… là những thắc mắc phổ biến, kiến thức cơ bản bạn cần phải biết. Sau đây bác sỹ Lê Thúy Tươi sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến hiện tượng kinh nguyệt này.
Kinh nguyệt là gì?
Khi bạn dậy thì, bạn từ một bé gái ngây thơ biến thành thiếu nữ. Đó là do buồng trứng bắt đầu hoạt động, bài tiết hoóc môn, tác động vào lớp lót bên trong niêm mạc tử cung (gọi là nội mạc) để chúng biến đổi theo kiểu trồi lên, sụp xuống. Sự biến đổi nội tiết này làm đứt mạch máu nơi đây khiến nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng. Cơn co tử cung sẽ khiến nội mạc bong tróc và máu chảy ra ngoài lẫn những mảnh nội mạc.
Tại sao gọi là kinh nguyệt?
Kinh là máu và nguyệt là tháng. Bạn gái bình thường mỗi tháng có kinh một lần. Các nhà khoa học gọi từ lúc có kinh đến khi mãn kinh là “thời kỳ hoạt động sinh dục” của phụ nữ bởi có kinh là có thể có em bé và mãn kinh thì gần như hết trứng.
Tại sao phụ nữ lại có kinh?
Mỗi tháng ở buồng trứng có một nang trứng chín, lớp áo trong của nang sẽ tiết ra estrogen làm tái tạo và dầy nội mạc tử cung. Đến giữa chu kỳ, dưới ảnh hưởng của LH (Luteinizing Hormon) của tuyến yên, trứng thoát nang gọi là “rụng”, vỏ trứng chuyển sang màu vàng gọi là hoàng thể. Hoàng thể tiết progesteron tiếp tay với estrogen để nội mạc dầy lên, ứ nước và tiết dịch chứa glycogen.
Nội mạc tử cung dầy lên nhằm đón trứng đã thụ tinh về làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì nó teo lại, tan ra, còn hai hoóc môn thấy hết việc bèn không làm gì nữa. Nồng độ 2 hoóc môn trong máu giảm hẳn sẽ làm các mạch máu nuôi nội mạc tử cung co lại. Lúc đầu, chúng co giãn nhịp nhàng, sau co nhanh hơn rồi thít chặt như ta buộc sợi chỉ rồi đứt và một lượng máu chảy ra, đọng dưới nội mạc. Mấy ngày sau nội mạc suy dinh dưỡng bắt đầu bị bong tróc từng phần, cơn co tử cung sẽ giúp đẩy máu ra ngoài tạo kinh nguyệt.
Vậy là máu kinh rất sạch?
Nói chính xác là vô trùng bởi nó là máu chảy trong lòng mạch ra. Đây là điều khiến các bạn gái yên tâm bởi lâu nay vẫn có người cho rằng máu kinh là “dơ dáy”.
Tại sao máu kinh không đông?
Máu chảy ra rồi đọng dưới nội mạc tử cung. Ban đầu chúng đông lại, sau đó chừng một ngày, chất pasminogen trong máu sẽ làm tan cục máu đông, máu trở thành lỏng và chảy ra ngoài, vì thế bạn thấy máu kinh không đông.
Thế tại sao thỉnh thoảng vẫn có máu cục?
Đó là do những cục máu đông chưa đủ thời gian tan ra đã bị đẩy ra ngoài. Khi ấy bạn thấy bụng chướng và có những cơn đau bụng dưới rất rõ.
Vì sao con gái lại bị đau bụng khi có kinh?
Muốn tống máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh. Mỗi lần cơ tử cung co thì prostaglandin lại tiết ra thêm một chút.
Vậy tại sao có người đau nhiều, người đau ít?
Prostaglandin tiết ra thì phải có kẻ tiếp nhận. Những kẻ tiếp nhận ấy được gọi là chất cảm thụ đặc hiệu (receptor). Mức độ hoạt động của những chất cảm thụ đặc hiệu ở mỗi người khác nhau. Có người chúng rất khoái chí thì cái đau dữ dội. Ở người khác chất tiếp nhận hững hờ thì chỉ đau nhâm nhẩm mà thôi.
Thế thì tại sao ở cùng một người, có tháng đau nhiều lại có tháng đau ít?
Kinh nguyệt chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Nếu bạn đang căng thẳng trong kỳ thi, trong mối quan hệ gia đình, bè bạn thì cũng là yếu tố thuận lợi để chất cảm thụ đặc hiệu nhạy hơn với prostaglandin và làm bạn đau hơn.
Có người nói cứ lấy chồng thì hết đau bụng kinh là sao?
Điều này cũng… hơi hơi đúng trong một số trường hợp. Chúng ta biết đứng gác cửa âm đạo có màng trinh. Gọi là “màng” nhưng nó không bít kín như các bạn lầm tưởng. Mỗi màng có từ 3-6 lỗ nhỏ cho máu kinh đi ra. Nếu bạn nào ra đời mà màng trinh chỉ có 1-2 lỗ bé tí thì khi có kinh cơ tử cung phải co thật mạnh mới đủ áp suất mà đẩy máu kinh ra ngoài. Co mạnh thì prostaglandin tiết ra nhiều và đau nhiều hơn. Khi bạn lập gia đình, quan hệ vợ chồng sẽ “khai thông” làm cho đường ra không bị bít nữa thì bạn hết đau thật.
Có người thấy kinh lần đầu đau bụng vật vã phải vào viện?
Có nhưng rất hiếm. Đó là những người có màng trinh bít kín, không có lỗ nào. Tử cung co nhưng máu không thoát ra ngoài. Khối máu kinh chừng 80-120 ml bị ứ lại gây đau kinh khủng như bà bầu đau đẻ và chỉ cần bác sĩ dùng đầu dao mổ rạch một đường nhỏ, máu có đường thoát là hết đau.
Có người sau khi lấy chồng, có con rồi mới bị đau bụng kinh và đau dữ lắm, là sao?
Trường hợp này phải gặp bác sĩ phụ khoa mới xác định rõ được. Có thể người này bị một bệnh gọi là “lạc nội mạc tử cung”. Những mảnh nội mạc như đã nói ở trên không theo máu kinh ra ngoài mà lại bị đẩy ngược lên buồng trứng, qua loa vòi rơi vào ổ bụng, có mảnh gắn vào bàng quang…
Khi nội mạc biến đổi trong chu kỳ kinh thì những mảnh đi lạc này cũng biến đổi như thế. Khi nội mạc chảy máu thì chúng cũng chảy máu nhưng máu không có đường thoát nên ứ lại gây đau. Khi hết kinh những chỗ đi lạc trở thành mô sẹo và chu kỳ sau lại thế. Những người bị lạc nội mạc tử cung mỗi khi có kinh là một cực hình. Họ phải gặp bác sĩ phụ khoa, các bác sĩ dùng laser đốt hết những mảnh lạc đó thì mới đỡ đau được.
Tại sao có người đau bụng kinh kèm theo tiêu chảy?
Chúng ta biết cơ trơn tử cung được điều hành bởi hệ thần kinh tự động. Khi cơ trơn tử cung được phát động “co”, ruột là “láng giềng gần” chịu luôn tác dụng cũng co bóp nhiều hơn nên bạn bị tiêu chảy chừng 3-4 lần trong ngày. Hết kinh lại hết tiêu chảy. Bạn nào hay lo lắng ưu phiền thường bị tình trạng này.
Tại sao có người lại đau đầu trong ngày hành kinh?
Prostaglandin là một chất nội tiết. Khi tiết ra nó chạy luôn vào máu và theo dòng máu đến toàn thân, lên đầu gây đau đầu, đến lưng gây đau lưng. Có bạn than đau toàn thân và trở nên khó tính khó nết vô cùng.
Có mấy loại đau bụng kinh?
Thường đau bụng kinh chia làm 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát gặp ở các bạn mới dậy thì. Đau bụng kinh thứ phát: sau 3 năm đau bụng mà không hết. Thứ phát có thể gặp nếu bạn bị viêm nhiễm âm ỷ ở tử cung do vệ sinh kinh nguyệt không đúng hoặc các chị có gia đình vệ sinh sau giao hợp không tốt hay bị nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục.
Vậy khi bị đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?
Nên. Chúng ta tìm ra thủ phạm gây đau thì dùng thuốc mà “đánh” nó. Có bạn hỏi: uống vậy có sao không? Bạn có thể yên tâm, thuốc vào cơ thể, làm xong nhiệm vụ “đánh” prostaglandin thì qua gan, được gan liên hợp với một chất khác rồi thải ra ngoài bằng đường phân và nước tiểu.
Có cách nào như ăn kiêng mà đỡ đau không?
Có, nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng cho thấy: bạn nào bị đau bụng kinh thì trước khi có kinh 7-10 ngày, bạn giảm ăn chất đạm, đường, chất béo, tăng rau xanh sẽ bớt đau. Tại sao vậy? Bởi nguyên liệu để tổng hợp prostaglandin ít đi thì chúng làm sao mà bài tiết nhiều được.
Nghe nói Omega 3 cũng tốt?
Omega 3 quả là có làm dịu, làm đỡ đau nếu trước khi có kinh 7 ngày bạn uống ngày 2 viên. Tuy nhiên nó làm giảm cảm giác chướng bụng thì đúng chứ đau dữ dội thì không thể chặn được.
Lại có người khuyên uống vitamin B6?
Theo các nhà khoa học Anh, nếu bạn uống mỗi ngày 100 mg vitamin B6 trước khi có kinh một tuần thì cái đau sẽ bớt dữ dội hơn.
Thu Hằng đã bình luận
cháu năm nay 18 tuổi,bình thường có kinh nguyệt khá đều,nhưng trong tháng này mới đầu tháng mà có tiết dịch màu nâu khoảng 1 tuần,sau đó thì hết nhưng vẫn chưa thấy có kinh nguyệt.Như vậy có làm sao không bác sĩ,nhờ bác sĩ tư vấn cho cháu,cháu cảm ơn
Nguyễn thanh lan đã bình luận
Mình năm nay 29 tuổi. Mới sinh mổ e bé được 6 tháng 1 tuần. Sau khi sinh thì e bé chỉ bú mẹ có 3 tháng thì bỏ bú mẹ. Và khi 3 tháng thì mình thấy kinh lần đầu tiên sau sinh. Kinh ra nhiều hơn so với hồi chưa có e bé. Nhưng đến nay không thấy kinh lại. Mình rất lo lắng không biết như thế có bị bệnh gì không ? Có nên uống thuốc ra kinh không ? Mong nhận hồi âm sớm ! Cảm ơn !!!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Thông thường kinh nguyệt trở lại giao động từ 3-8 tháng sau sinh. Và khi trở lại thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt (45%). Như vậy hiện tại bạn chưa phải lo lắng quá, nếu bạn uống thuốc điều kinh thì cần cân nhắc các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Khang Nữ Đan.
Chúc bạn vui khỏe!
Nguyễn Linh Chi đã bình luận
Cháu năm nay 16 tuổi. bị hành kinh cách đây 3 năm nhưng không đều. có khi một năm có 2 lần. khi lại cách 1 tháng. như vậy có làm sao không ạ? cháu cảm ơn bác sĩ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào cháu!
Từ giai đoạn bắt đầu dậy thì cho đến 18, 20 tuổi chu kỳ kinh nguyệt thường chưa ổn định, không đều, đây là sự rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, có khi 2 – 3 tháng mới có một lần, hoặc có tháng có đến 2, 3 lần. Các cháu đang trong giai đoạn dậy thì, tính chất kinh nguyệt sau khi có kinh có thể chưa đều, vòng kinh có thể dài 2-3 tháng, và mỗi lần có kinh có thể rất nhiều và kéo dài. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở bé gái là hết sức bình thường, hiện tượng rối loạn này sẽ tự hết sau khi đến tuổi trưởng thành, kinh nguyệt sẽ dần ổn định và đều hơn.
Khang Nữ Đan có một số cách giúp cháu đỡ rối loạn kinh nguyệt như sau:
-Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách trước và sau kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ.
-Khi đến ngày đèn đỏ dù ra ít cháu cũng cần thay băng vệ sinh sau 3-4 h để đảm bảo vệ sinh chứ đừng vì kinh nguyệt ra ít mà chậm thay băng.
-Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc là trong thời kỳ kinh nguyệt
-Tạo cho mình một lối sống lành mạnh, thoải mái, giảm thiểu cẳng thẳng, lo âu, buồn phiền.
-Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ăn những thức ăn nhiều đạm , vitamin E, C, A..Giảm lượng muối trong khẩu phần
-Thường xuyên tập thể dục thể thao để máu huyết lưu thông, giúp tinh thần thoải mái, tránh stress.
Ngoài ra hiện tại đã có sản phẩm Khang Nữ Đan được chiết xuất từ 7 vị thuốc quý nên KHANG NỮ ĐAN có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, điều kinh, giảm đau, kháng viêm, đuổi phong, ôn kinh, kiện tỳ nhờ đó cải thiện được hầu hết các hiện tượng bất thường của kinh nguyệt.
KHANG NỮ ĐAN có tác dụng giảm đau bụng kinh đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt. Chỉ sau 3 tháng sử dụng sẽ hoàn toàn tự tin và không còn ngại ngần trong những ngày kinh nguyệt. Ngoài ra, KHANG NỮ ĐAN còn có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết giúp da dẻ thêm hồng hào, tươi sáng.
KHANG NỮ ĐAN được triết xuất từ các vị thuốc đông y , không gây ra phản ứng phụ, không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Cháu có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thất thường. Uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ ngày. Uống trước khi có kinh nguyệt 7-10 ngày.
Chúc cháu mạnh khoẻ và hạnh phúc, Cảm ơn cháu đã quan tâm đến chuyên mục Khang Nữ Đan!
Nguyễn Thị Nga đã bình luận
chào bác sĩ!
e thường có kinh nguyệt kéo dài mỗi chu kỳ là 5 ngày, nhưng 4 tháng liên tiếp gần đây chu kỳ kinh chỉ có 2-3 ngay, e hỏi bác sĩ nguyên nhân va ảnh hưởng của nó đến sức khỏe.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em!
ở mỗi giai đoạn phát triển của người phụ nữ, lượng nội tiết tố có thể thay đổi mà điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chu kỳ của em vẫn đều đặn, không có hiện tượng bất thường như cơ thể quá mệt mỏi, kinh nguyệt đổi màu, có nhiều cục máu đông,… thì không có gì phải lo. Em cần ăn uống điều độ, rèn luyện sức khỏe là được.
Chúc em vui khỏe!
le thi hong đã bình luận
chao bac si!
nam nay e 22t moi lan e di hanh kinh deu rat it,chj1-3ngay la het.vj vay bac sy cho e biet lieu the e co bi
gi ko a.xin bac sy tu van giup e.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em!
Thời gian hành kinh của chị em từ 3-7 ngày, lượng máu kinh nguyệt thay 3-5 lần vệ sinh mỗi ngày (khối lượng chừng 100g). Nếu số ngày hành kinh dưới 3 ngày và lượng máu kinh ít hơn 20ml thì được gọi là kinh nguyệt ít (kinh nguyệt không đều).
Hiện tượng kinh nguyệt ra ít có thể do xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý niêm mạc tử cung làm cho niêm mạc tử cung không bong ra được (bong ít) như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… gây nên.
Những nguyên nhân như: rối loạn nội tiết tố, do thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai dài ngày, do dùng nhiều thuốc tây, đặc biệt là thuốc kháng sinh, sẽ làm cho kinh nguyệt không đều, không rụng trứng và bị (ít kinh) mất kinh.
Các yếu tố tâm lý, thói quen: Công việc căng thẳng, ốm dài ngày, stress… làm cho tuyến thượng thận tiết ra hoóc môn cortisol. Hoóc môn này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ. Sự tác động này sẽ là nguy cơ chính gây ra rối loạn nội tiết tố nữ và kinh nguyệt không đều.
Các nguyên nhân khác như: Tăng hoặc giảm cân nhanh, ăn uống thất thường, uống nhiều bia rượu, hoặc nhiễm các bệnh phụ khoa cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu kinh nguyệt ra ít kèm theo các hiện tượng bất thường khác như máu kinh đổi màu, có mùi hôi… thì em nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị.
Khang Nữ Đan có một số cách giúp em đỡ rối loạn kinh nguyệt như sau:
-Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách trước và sau kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ.
-Khi đến ngày đèn đỏ dù ra ít em cũng cần thay băng vệ sinh sau 3-4 h để đảm bảo vệ sinh chứ đừng vì kinh nguyệt ra ít mà chậm thay băng.
-Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc là trong thời kỳ kinh nguyệt
-Tạo cho mình một lối sống lành mạnh, thoải mái, giảm thiểu cẳng thẳng, lo âu, buồn phiền.
-Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ăn những thức ăn nhiều đạm , vitamin E, C, A..Giảm lượng muối trong khẩu phần
-Thường xuyên tập thể dục thể thao để máu huyết lưu thông, giúp tinh thần thoải mái, tránh stress.
Ngoài ra hiện tại đã có sản phẩm Khang Nữ Đan được chiết xuất từ 7 vị thuốc quý nên KHANG NỮ ĐAN có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, điều kinh, giảm đau, kháng viêm, đuổi phong, ôn kinh, kiện tỳ nhờ đó cải thiện được hầu hết các hiện tượng bất thường của kinh nguyệt.
KHANG NỮ ĐAN có tác dụng giảm đau bụng kinh đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt. Chỉ sau 3 tháng sử dụng sẽ hoàn toàn tự tin và không còn ngại ngần trong những ngày kinh nguyệt. Ngoài ra, KHANG NỮ ĐAN còn có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết giúp da dẻ thêm hồng hào, tươi sáng.
KHANG NỮ ĐAN được triết xuất từ các vị thuốc đông y , không gây ra phản ứng phụ, không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thất thường. Uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ ngày. Uống trước khi có kinh nguyệt 7-10 ngày.
Chúc em mạnh khoẻ và hạnh phúc, Cảm ơn em đã quan tâm đến chuyên mục Khang Nữ Đan!
Ngoc nhi đã bình luận
Chao bac si!
Cho em hoi sau khi sinh em be duoc 6 tháng thi em co kinh tro lai, nhung ra rat nhieu gap may lan luc truoc khi co em be, ngay dau tien cu 2h em phai thay bang ve sinh 1 lan, lieu nhu vay co van de gi khong ạ?
Hien tai em dang co kinh ngay thu 2 ma van chua thay it hon. Xin bac si tu van giup em. Em cam on.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Như thắc mắc bạn nói, có thể bạn đã bị chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Có đến 45% phụ nữ sau sinh mắc phải hội chứng này. Biểu hiện có thể là đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh khi nhiều khi ít có khi vón cục…Hậu quả có thể làm giảm trí nhớ, mệt mỏi
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều sau sinh có thể là do ở phụ nữ trong suốt thai kì và sau sinh, hormone nội tiết tố nữ đã bị đảo lộn, sự phát triển của các hệ bị ảnh hưởng, vì thế chu kì kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Ở giai đoạn tuổi sinh đẻ thì nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phức tạp hơn. Có người trong một tháng có hai lần kinh, trường hợp này hay gặp là do rụng trứng gây xuất huyết, vì có sự rối loạn nội tiết tố của cơ thể.
Cũng có người kinh thưa 2-3 tháng mới có một lần, thậm chí có người trong 1 năm chỉ có hai lần. Những trường hợp này là không bình thường, thường là do các bệnh lý như: đa nang buồng trứng, suy yếu buồng trứng – suy yếu buồng trứng thường xảy ra ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, nhưng cũng có thể xảy ra sớm ở lứa tuổi 30.
Thông thường từ 3- 8 tháng sau khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, kì kinh sẽ trở lên ổn định như trước khi có con, tuy nhiên cũng có những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt tới vài năm.
Sự căng thẳng thần kinh, những vui buồn quá mức, thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột cũng gây rối loạn kinh nguyệt.
Để phòng ngừa không bị rơi vào tình trạng kinh nguyệt không đều đặn và bảo vệ sức khoẻ nói chung, bạn gái cần lưu ý những điều sau đây:
Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách (vệ sinh mỗi ngày, vệ sinh trong quan hệ tình dục, vệ sinh khi thai nghén) tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục – một trong những nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều.
Bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Các loại thực phẩm nên dùng trong thực đơn hàng ngày như: rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B có trong thịt bò, cá, trứng, sữa… Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ uống như: cà phê, rượu, bia…
Sử dụng thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm bớt mệt mỏi: phương thuốc Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể hoặc bạn có thể sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày giúp chu kỳ kinh trở nên đều đặn hơn như Khang Nữ Đan.
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này. Vì vậy, nếu kinh nguyệt rối loạn tới hơn 8 tháng vẫn chưa ổn định, bạn nên đến các bệnh viện để được thăm khám, hỗ trợ điều trị.
Chúc bạn vui khỏe!
hamien đã bình luận
E bi dau bug duoi va ra chat nhay mau den o ngay thu 18cua chu ki kinh nhu vay e co bi sao k a day la lan thu hai e thay bi nhu vaycach day 4nam
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em!
Ngày 18 của chu kỳ mà âm đạo có ra chất nhầy máu đen và đau bụng dưới là bất thường rồi đó em.
Em cần khám phụ khoa và siêu âm kiểm tra tử cung, hai phần phụ xem có bất thường gì không để sớm điều trị em nhé.
Chúc em vui khỏe!
thuy huong đã bình luận
Bác sĩ ơi cho con hỏi năm con bị là 13 tuổi mà cho mãi tới 21t vẫn bị đau bụng dữ dội và một năm gần đây còn bị vừa đau bụng vừa đau lưng dữ dội tới mức không chiụ được. Như vậy có phải là do di truyền k vì mấy chị của con cũng bị đau bụng nhưng con là bị nặng nhất. Bây giờ đau lưng còn hơn đau bụng nữa ạ. Con cám ơn.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào con!
Nếu mẹ con, các chị con đều bị đau bụng, đau lưng trong kỳ kinh thì đó là yếu tố di truyền.
Con tham khảo các phương pháp giảm đau bụng kinh sau nhé:
1. Chườm nước ấm:
Lấy một ít nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc bình cao su rồi chườm vào phần bụng dưới . Đây là một phương pháp thường được các chị em dùng khi bị đau bụng kinh, chườm nước ấm sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
2. Đắp gừng tươi:
Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.
3. Dán cao hoặc xoa dầu:
Một số bạn gái thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương háp trên.
4. Massage nhẹ :
Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
5. Sữa hoặc sữa chua :
Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.
6. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ:
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín vào những ngày này là rất cần thiết, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày này cũng giúp bạn giảm đau bụng kinh.
7. Giữ ấm cho cơ thể
Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau bụng kinh đáng kể.
8. Tắm muối khoáng
Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
9. Tập thể dục
Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong ngày đèn đỏ.
10. Tập yoga
Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau bụng kinh, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
Để giảm bớt hiện tượng đau bụng kinh các bạn gái nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày đèn đỏ, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, ..Tránh để cơ thể bị lạnh, ướt trong thời kì kinh nguyệt.
Ngoài ra xu hướng hiện nay thiên về sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên trong việc hỗ trợ giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn bằng các vị thuốc thường dùng như : Đương quy, ngải cứu, ô dược… không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt giúp người phụ nữ khỏe hơn, da dẻ hồng hào tươi sáng hơn.
Chúc con vui khỏe!
phan kim ngoc hang đã bình luận
bác sĩ cho xin hỏi sau khi ăn xong tôi hay đau bụng và đi vệ sinh nhưng khi nhìn lại thì thấy phần dưới chảy một ít máu.xin hỏi đó là hiện tượng gí ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Đại tiện máu tươi là triệu chứng của một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng – đó là hiện tượng có máu chảy ra khi đại tiện và máu có màu đỏ tươi. Số lượng máu chảy ra khi đại tiện có thể ít, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, thành giọt, kèm theo triệu chứng khác như sốt, đau vùng hậu môn, tùy theo từng bệnh.
Đại tiện máu tươi đầu tiên phải kể đến bệnh trĩ, sau đó là Polip trực tràng và đại tràng, viêm, nứt kẽ ống hậu môn, viêm loét đại trực tràng chảy máu…
Bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị nhé!
Chúc bạn mau khỏe!
Trang Ta đã bình luận
Chào Bác Sĩ. Em năm nay 20 tuổi. Đến kỳ kinh nguyệt, em bị đau bụng rất dữ dội, chóng mặt và buồn nôn (trong ngày đầu tiên của chu kì). Em có sử dụng thuốc “Búa bổ đầu người”, uống xong khoảng 15 phút thì em hết đau bụng và bình thường. Bác sĩ cho em hỏi: trường hợp của em như trên có bị bệnh gì không và có sử dụng loại thuốc này có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này không? em cám ơn bác sĩ.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em!
Trường hợp em đau bụng kinh dữ dội, có thể do nhiều nguyên nhân và để được chẩn đoán chính xác thì em nên đi khám phụ khoa. Nếu không có vấn đề gì về bệnh lý thì em nên dùng các sản phẩm điều hòa kinh nguyệt từ thiên nhiên như Khang Nữ Đan. Hơn nữa chế độ ăn uống nghỉ ngơi cần hợp lý, khoa học cũng góp phần giảm đau, điều hòa kinh nguyệt.
Việc hiện tại em đau quá thì mới dùng thuốc giảm đau nhưng phải là loại có nguồn gốc rõ ràng, các biệt dược giảm đau trên thị trường. Loại thuốc em nói tôi không biết nguồn gốc, thành phần,… và tác dụng giảm đau nhanh như vậy tôi khuyên em không nên dùng, tránh phụ thuộc thuốc và các tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Chúc em vui khỏe!
Cảm ơn em đã quan tâm chuyên mục của Khang Nữ Đan!