Viêm họng là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể rất dễ gây ra nhiều biến chứng. Ngoài ra, viêm họng có bị lây hay không cũng là thắc mắc của nhiều người. Mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là viêm họng?
Viêm họng là hiện tượng niêm mạc họng bị viêm nhiễm và tổn thương khiến người bệnh cảm thấy bị đau rát họng và khó nuốt. Đây là căn bệnh lành tính nhưng nếu mắc phải sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Những triệu chứng thường gặp nhất ở người bị viêm họng như:
- Đau họng, rát và ngứa họng.
- Niêm mạc họng sưng đỏ.
- Ho khan.
- Khàn tiếng, mất tiếng.
- Xuất hiện dịch nhầy ở họng.
- Sốt, buồn nôn.
- Đau đầu, đau tai.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau họng như:
- Viêm nhiễm vi khuẩn, virus.
- Yếu tố thời tiết.
- Các tác nhân dị ứng.
- Ăn nhiều đồ cay nóng.
- Uống nhiều rượu bia.
- Hút thuốc lá.
Bệnh viêm họng có lây không?
Viêm họng không lây lan nhưng các tác nhân gây bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Các trường hợp viêm họng do yếu tố thời tiết, thói quen sinh hoạt thì không lây lan. Thế nhưng trường hợp viêm họng do vi khuẩn, virus thì sẽ lây lan qua nước bọt, đờm, nước mũi của người bệnh. Vì vậy, bạn không nên tiếp xúc quá gần với người bệnh hoặc dùng chung đồ cá nhân bởi có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Bệnh viêm họng do vi khuẩn, virus có thể lây qua 2 đường.
Tiếp xúc trực tiếp
Khi bạn hắt hơi, ho thì các tác nhân gây viêm họng có thể lây lan thông qua nước bọt hoặc dịch nhầy. Vi khuẩn, virus sẽ theo không khí bám vào đồ vật từ đó làm lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, nếu bạn tiếp xúc gần với người bệnh thì khả năng lây viêm họng là rất cao.
Với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi và trẻ nhỏ thì nguy cơ lây bệnh là rất cao. Bởi thế mà những người này nên giữ khoảng cách để tránh lây bệnh.
Tiếp xúc gián tiếp
Những người không bị viêm họng mà sử dụng chung đồ vật với người bệnh thì khả năng bị viêm họng là rất cao. Vi khuẩn, virus có khả năng bám trên các bề mặt của đồ vật như: bàn chải, cốc nước, chén bát,… Thế những các bà mẹ đang cho con bú thì trẻ nhỏ sẽ không bị lây bệnh, bởi sửa mẹ có đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ giúp làm tăng hệ miễn dịch khiến các tác nhân gây bệnh không thể tấn công. Thế nên bạn cần phải rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Biến chứng nguy hiểm của viêm họng
Bệnh viêm họng lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể tự thuyên giảm dần sau 10 ngày. Thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh dễ dẫn đến mãn tính, gây ra các biến chứng nguy hiểm:
- Biến chứng tại họng: bệnh gây áp xe họng, viêm amidan,…
- Biến chứng lân cận: bệnh có thể gây viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang,…
- Biến chứng viêm cầu thận, viêm tim, viêm khớp.
- Biến chứng phế quản và phổi: bệnh gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm khí quản. Trường hợp bị nhiễm lạnh có thể gây thiếu oxy, khó thở và dễ dẫn đến tử vong.
- Viêm họng mãn tính: bệnh gây ho nhiều về đêm khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, đặc biệt hơn bệnh có thể gây ung thư vòm họng.
Tham khảo thêm: Viêm họng có nguy hiểm không?
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu người bệnh thấy có những biểu hiện bất thường dưới đây thì nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Khi đó bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng từng người.
- Họng đau không thuyên giảm sau khoảng 10 ngày.
- Không nuốt được, khó thở, khó há miệng.
- Đau họng lan ra đau tai, nhất là khi ho.
- Sốt cao, phát ban.
- Nước bọt hoặc đờm có lẫn máu.
- Bệnh tái phát nhiều lần không khỏi.
Tìm hiểu thêm: Khắc phục tình trạng viêm họng nhanh nhất
Phòng ngừa viêm họng tái phát
Bạn có thể phòng ngừa viêm họng và hạn chế tình trạng tái phát bằng một số cách dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiếu 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi trời lạnh hoặc giao mùa.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm.
- Không la hét, nói quá to, nói nhiều.
- Giữ vệ sinh môi trường sống sách sẽ, thường xuyên giặt ga gối, chăn, màn.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể.
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ăn nhanh, uống đồ có gas, cồn, thuốc lá.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tạo áp lực cho bản thân.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ.
- Sử dụng xịt họng AFree để tiêu diệt vi khuẩn ,virus gây viêm đường hô hấp, tăng sức đề kháng vùng hầu họng. Ngoài ra còn làm giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, đau rát, ngứa họng.
Xem thêm: Viêm họng nên làm gì nhanh khỏi
Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc nắc “viêm họng có lây không?”. Ngoài ra còn giúp bạn có thêm kiến thức phòng tránh viêm họng lây lan. Ngoài ra nếu có điều gì thắc mắc, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068 để các chuyên gia tư vấn.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt viêm họng và viên amidan
Ý kiến của bạn