Bệnh rong kinh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ khi luôn có cảm giác khó chịu thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra nếu rong kinh kéo dài còn dẫn đến mệt mỏi, khó thở, ra quá nhiều máu sẽ có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, hoặc có thể mắc các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
Biến chứng khi bị rong kinh
Thiếu máu do thiếu chất sắt:
Phụ nữ đến ngày “đèn đỏ ” sẽ mất đi một lượng máu, nếu không ăn uống thì sẽ dễ bị thiếu sắt. Đặt biệt với những phụ nữ bị rong kinh lượng máu bị mất đi quá nhiều làm cơ thể dễ bị mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt…Do bệnh thiếu máu gây ra
Hội chứng sốc độc tố:
Đây là một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm. Hội chứng này thường phổ biến ở những trường hợp thường dùng tampon để lâu trong âm đạo quá 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, những chị em bị rong kinh cũng có thể gặp phải hội chứng này do sự rối loạn kinh nguyệt.
Triệu chứng sốc độc tố có thể gặp bao gồm sốt cao, tiêu chảy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm cho tính mạng.
Ngoài ra bệnh rong kinh còn gây ra chứng đau bụng kinh, và hiếm muộn ở phụ nữ.
Ảnh hưởng của bệnh rong kinh đến sức khỏe
Rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu trứng mệt mỏi, khó thở… Ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục.
Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này.
Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Rong kinh còn có thể là triệu chứng của một số bệnh ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang,… Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng.
Ngoài ra, rong kinh đồng nghĩa với kinh nguyệt không ổn định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định hormone trong quá trình rụng trứng , thụ thai của người phụ nữ. Vì vậy, nếu thường xuyên bị rong kinh kéo dài, người phụ nữ có thể gặp khó khăn trong việc có con.
Do đó khi bị rong kinh, người phụ nữ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Thu Huệ
Xem thêm
Chăm sóc và điều trị khi bị rong kinh như thế nào?
Ý kiến của bạn